sct

Quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử

Thứ hai - 28/10/2024 09:00
Ngày 23/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, trong đó có nội dung quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử.

Nghị định này quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử bao gồm chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu; hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử; hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử quy mô lớn, rất lớn và tiêu chí tín nhiệm mạng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu

Nghị định quy định thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử.

Yêu cầu về ký hiệu riêng và các thông tin khác tại điểm c khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử được quy định cụ thể như sau: các thông tin trên thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy bao gồm: ký hiệu riêng bằng chữ thể hiện thông điệp dữ liệu đã được chuyển đổi từ văn bản giấy và thời gian thực hiện chuyển đổi; thông tin bao gồm tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.

Trên thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hiển thị bổ sung mã phản hồi nhanh (QR) hoặc hình thức mã hóa khác chứa các thông tin trên để phục vụ việc tra cứu và sử dụng thông tin bằng phương tiện điện tử.

Nội dung ký hiệu riêng thể hiện thông điệp dữ liệu đã được chuyển đổi từ văn bản giấy được quy định theo pháp luật liên quan.

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Theo Nghị định này, cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử các hoạt động bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra theo lộ trình và kế hoạch phù hợp. Trường hợp hoạt động có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu. 

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bộ, ngành), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Trong đó, phải có các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đưa hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử, tối thiểu phải bao gồm các lĩnh vực hoạt động: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra thanh tra; Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử: bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Khung kiến trúc Chính phủ cấp bộ, cấp tỉnh; bảo đảm khả năng tích hợp, liên thông, chia sẻ, sử dụng và sử dụng lại thông tin, dữ liệu; bảo đảm tính xác thực, tin cậy, toàn vẹn và khả năng dễ tiếp cận, truy cập, sử dụng liên tục, ổn định; cho phép kiểm tra, kiểm chứng thông tin, dữ liệu phục vụ công tác báo cáo, liên thông nghiệp vụ và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền khi được yêu cầu; bảo đảm khả năng phát triển, nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu của thực tiễn; bảo đảm các yêu cầu theo pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; bảo đảm các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc triển khai ứng dụng hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử phải gắn liền với công tác cải cách hành chính của cơ quan nhà nước nhằm đổi mới phương thức làm việc, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc.

Chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử

Nghị định nêu rõ, người đứng đầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử, dựa chủ yếu trên thông tin, dữ liệu số; chỉ đạo các đơn vị, cá nhân theo thẩm quyền quản lý thực hiện các hoạt động tham mưu, xử lý công việc toàn trình trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh xây dựng, ban hành Bộ chỉ số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử, bảo đảm phù hợp với nhu cầu, nguồn lực và mức độ sẵn sàng của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. 

Triển khai Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp bộ, tỉnh bảo đảm thu thập, tạo lập, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh khác khi có yêu cầu. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, toàn vẹn, chính xác, kịp thời, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng của thông tin, dữ liệu cung cấp theo thẩm quyền.

Xây dựng, chia sẻ danh mục dữ liệu dùng chung để sử dụng thống nhất trong các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bảo đảm việc tích hợp, trao đổi, chia sẻ, liên thông dữ liệu trên môi trường điện tử được đồng bộ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Xây dựng và ban hành quy chế khai thác, sử dụng, kết nối, tích hợp, chia sẻ, tiếp nhận thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử.

Nghị định số 137/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2024, trừ trường hợp quy định tại Điều 23 Nghị định này; bãi bỏ Điều 25 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước./.

Nguồn tin: binhphuoc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,898
  • Hôm nay13,432
  • Tháng hiện tại2,851,214
  • Tổng lượt truy cập462,743,901
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây