Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2022-2025

Thứ hai - 17/04/2023 16:29
(CTTĐTBP) - Ngày 17/4, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 127/UBND-KH về thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Việc triển khai chương trình OCOP nhằm góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, làng nghề và dịch vụ nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững; khẳng định sản phẩm có thương hiệu, có uy tín để tham gia mở rộng phát triển thị trường, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. Phát huy tính chủ động, tinh thần sáng tạo, hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng dân tộc khó khăn.

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững.

Bên cạnh đó, chương trình cũng đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đầu có thêm 150 sản phẩm (lũy kế đến năm 2025 là 250 sản phẩm) OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, phấn đấu 10% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định. 100% chủ thể được bồi dưỡng, tập huấn về chương trình OCOP. Tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 5% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu có ít nhất 80% chủ thể OCOP là hợp tác xã và doanh nghiệp. Có ít nhất 20% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả. 

Trên 90% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP. Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng ít nhất một trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Phấn đấu hình thành và đưa vào khai thác 6 sản phẩm OCOP thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu 80% các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Có ít nhất 70% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...). Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu có sản phẩm OCOP.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong đó, triển khai chương trình OCOP toàn tỉnh cần tuân thủ thực hiện theo chu trình OCOP hàng năm gồm: Tuyên truyền, hướmg dẫn về OCOP; nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh; triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh; đánh giá và xếp hạng sản phẩm; xúc tiến thương mại. 

Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP cần tập trung vào 6 nhóm/ngành hàng: Thực phẩm (nông sản tươi sống và nông sản chế biến); đồ uống (đồ uống có cồn và đồ uống không cồn); thảo dược (các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu); vải và may mặc (các sản phẩm làm từ bông, sợi); lưu niệm, nội thất, trang trí (các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng); dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng (các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu).

Đồng thời, đánh giá, xếp hạng sản phẩm được quy định tại Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP (Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ) và hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm có liên quan theo quy định. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm...; gắn kết gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ, khu dân cư lớn; điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng; quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi. 

Tập huấn, đào tạo cán bộ tham gia quản lý, điều hành chương trình OCOP; đào tạo, tập huấn cho các chủ thể sản xuất, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất. Nâng cấp hoặc phát triển sản phẩm thực hiện theo chương trình OCOP thường niên. Lựa chọn các lợi thế để xây dựng, triển khai các dự án, tiểu dự án, mô hình (xã, thôn, ấp, điểm...) gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP do UBND tỉnh, UBND cấp huyện phê duyệt. 

Xây dựng đề án Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong giai đoạn 2022-2025 (đề án này do Sở Công Thương thực hiện với sự tham gia của cơ quan tư vấn và các đối tác). Các sở ngành, liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm, trình UBND cùng cấp phê duyệt, triển khai thực hiện./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,639
  • Hôm nay635,783
  • Tháng hiện tại17,587,087
  • Tổng lượt truy cập477,479,774
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây