Đầu tư công kích hoạt các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Thứ tư - 12/04/2023 11:27
(CTTĐTBP) - Sáng 12/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 5 của Ban Chỉ đạo nhằm kiểm điểm kết quả Phiên họp lần thứ 4 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy thực hiện các công trình, dự án.
 
img8053 1681268827823322891419
Thủ tướng đề nghị các địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công nói chung và các công trình hạ tầng giao thông chiến lược nói riêng
 
Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; các thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các tập đoàn kinh tế Nhà nước; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đơn vị tư vấn, nhà thầu, giám sát...

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong nhiệm kỳ 2021-2026, Nhà nước bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng cho phát triển giao thông, lớn nhất trong các ngành, lĩnh vực và chiếm khoảng một nửa tổng vốn đầu tư công.

Đây là khối lượng công việc rất lớn. Các công trình, dự án được phân bổ rộng khắp từ Nam tới Bắc, với các dự án giao thông trục Bắc-Nam, Đông-Tây và kết nối 6 vùng kinh tế-xã hội. Do đó, Ban Chỉ đạo phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Theo Thủ tướng, tình hình thế giới diễn biến nhanh, khó lường, khó dự báo. Các định chế tài chính thế giới sụt giảm so với dự báo, do cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, sau đại dịch COVID-19 các nền kinh tế gặp khó khăn. Sức khỏe của các doanh nghiệp suy giảm. Các giao dịch, chuỗi cung ứng đứt gẫy cần có độ trễ để khôi phục. Một số ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ…

Do đó, nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu thu hẹp. Các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn, xuất khẩu khó khăn làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung. Nhiều địa phương tăng trưởng kinh tế chậm do tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế vẫn đang được tập trung giải quyết. Các vấn đề tồn đọng như trong 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả đã khắc phục, xử lý được 8 dự án, còn 4 dự án vẫn đang phải tiếp tục xử lý…
"Chúng ta vừa phải chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài, vừa chống đỡ, khắc phục những khó khăn, vấn đề nội tại, vừa phải phòng, chống tham nhũng; song nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách đều được kiểm soát tốt, bảo đảm an toàn, dưới ngưỡng quy định", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ phân tích, trong 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, xuất khẩu phụ thuộc nhiều bởi thị trường bên ngoài. Do đó, cùng với tiếp tục tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để khắc phục, chúng ta phải kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy đầu tư công. Thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư công là 2 trong 3 động lực mà chúng ta chủ động được, không phụ thuộc nhiều từ bên ngoài.

Để thúc đẩy đầu tư công, các bộ, ngành phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sớm phê duyệt các dự án; giải phóng mặt bằng phải tích cực; tổ chức thi công khẩn trương, "3 ca 4 kíp"; cấp phép mỏ, cung cấp đủ nguyên vật liệu xây dựng cho các nhà thầu. Thông qua đầu tư công để đưa nguồn vốn vào nền kinh tế; kích hoạt các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển; tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Thủ tướng đề nghị các địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công nói chung và các công trình hạ tầng giao thông chiến lược nói riêng, bởi đường đi đến đâu mở ra không gian phát triển đến đó, đô thị, dịch vụ phát triển đến đó; không có đường thì không thể phát triển công nghiệp được.
"Nhà nước đã bố trí vốn; có các cơ chế, chính sách; quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; vấn đề thúc đẩy các công trình, dự án nằm ở khâu tổ chức thực hiện", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phát huy trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, nhân dân, với tinh thần quyết liệt, gương mẫu, tích cực, chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành; phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ các vướng mắc, không được "quyền anh, quyền tôi"; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm… để thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,403
  • Hôm nay346,026
  • Tháng hiện tại9,731,770
  • Tổng lượt truy cập455,126,892
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây