Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0

Thứ hai - 01/03/2021 10:32
(CTTĐTBP) - Ngày 26/2, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 479/QĐ-UBND về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0.
Chinh quyen dien tu BP 2 0

 
Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0 được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CQĐT tại tỉnh Bình Phước; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng CQĐT của tỉnh Bình Phước, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.

Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0 trên cơ sở cập nhật, bổ sung, phát triển từ Kiến trúc CQĐT của tỉnh Bình Phước phiên bản 1.0. Nội dung cập nhật, bổ sung chính so với Phiên bản 1.0 gồm: Cập nhật các nội dung về định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của tỉnh Bình Phước, các mục tiêu/định hướng phát triển CQĐT giai đoạn 2020-2025; cập nhật các nội dung Kiến trúc thành phần bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam phiên bản 2.0 trên cơ sở các mô hình tham chiếu được quy định trong Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0; cập nhật các nội dung về cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); danh sách các nhiệm vụ và lộ trình triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0.

TẦM NHÌN KIẾN TRÚC

Việc hình thành và triển khai áp dụng hiệu quả, chặt chẽ, đồng bộ Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0 sẽ giúp đạt được các mục tiêu sau:

Tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên CNTT trong nội bộ tỉnh và giữa tỉnh với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trên phạm vi toàn quốc; hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của tỉnh, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm.

Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư CNTT; hướng tới triển khai CQĐT của tỉnh đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp.

Tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai CQĐT.

Do đó, Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0 có vai trò quan trọng trong việc phát triển CQĐT của tỉnh,vì những lý do sau đây:

Là căn cứ để định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển và lộ trình triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2020-2025, hướng tới một hệ thống quản lý số toàn diện, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của tỉnh.

Định hướng về mặt nguyên tắc, thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến CNTT của tỉnh, hoàn chỉnh hạ tầng CNTT và truyền thông, ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tăng năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao sự tiện lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Sẽ đóng vai trò là một khuôn giám sát, quản lý CNTT mạnh mẽ, đảm bảo cách tiếp cận phù hợp cho việc quản lý và kiểm soát các khoản đầu tư CNTT và cách sử dụng các nguồn tài nguyên, nhằm tránh đầu tư trùng lặp, tăng cường khả năng tích hợp, giúp hệ thống CNTT của tỉnh liên thông kết nối với các hệ thống bên ngoài một cách an toàn

Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0 là cơ sở quan trọng để tiếp tục tiến trình chuyển đổi sang chính phủ số và kiện toàn hệ thống CQĐT hiện có, ứng dụng CNTT rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để phục vụ cải cách hành chính, triển khai ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin.

PHẠM VI ÁP DỤNG

Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước phiên bản 2.0 áp dụng đối với các cơ quan: HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn trực thuộc (các sở và cơ quan tương đương sở), HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã; các lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị các cấp… được cung cấp tài khoản truy cập vào các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của tỉnh; các bộ, ngành, địa phương khác được tham khảo Kiến trúc CQĐT tỉnh Phước phiên bản 2.0 để làm cơ sở khai thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu với tỉnh Bình Phước nếu cần thiết./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,582
  • Hôm nay376,330
  • Tháng hiện tại10,200,592
  • Tổng lượt truy cập455,595,714
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây