Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7/2021

Thứ hai - 06/09/2021 14:45
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vưa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 07/2021.
 
Van ban QPPL

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 07năm 2021, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06tháng 07năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

2. Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 07năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;

3. Nghị định số 68/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08 tháng 4 năm 2021 của Quốc hội thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội;

4. Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

5.Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

6. Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

7. Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chí phân loại cảng biển.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1.Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025;

2. Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

3. Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025;

4. Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủquy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.

1. Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều

a) Hiệu lực thi hành:Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2021.

Nghị định này thay thế Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

Bãi bỏ Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 và Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 03 Chương và 39 Điều quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin; mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; (3) Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; (4) Tình huống khẩn cấp về thiên tai; các loại dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; (5) Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; (6) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; (7) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; (8) Chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; (9) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định 07 Phụ lục, cụ thể: (1) Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậuquả thiên tai tại Việt Nam; (2) Danh mục hàng hóa, trang thiết bị hỗ trợ; (3) Danh sách người tham gia; (4) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc; (5) Trang phục xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; (6) Mẫu đơn đề nghị thanh toánchi phí khám bệnh, chữa bệnh; (7) Mẫu đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, tiền tuất.

2. Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

a) Hiệu lực thi hành:Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021. Riêng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

c) Nội dung chủ yếu:Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, cụ thể: (1)Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; (2) Hiệu lực thi hành; (3)Trách nhiệm thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này 01 Phụ lục về Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất.

3. Nghị định số 68/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08 tháng 4 năm 2021 của Quốc hội thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

a) Hiệu lực thi hành:Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành (Ngày 15 tháng 07 năm 2021).

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08 tháng 4 năm 2021 của Quốc hội thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

c) Nội dung chủ yếu:Nghị định gồm 03 Điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08 tháng 4 năm 2021 của Quốc hội thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cụ thể: (1) Chức danh Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Ban thuộc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08 tháng 4 năm 2021 của Quốc hội thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; (2) Hiệu lực thi hành; (3) Trách nhiệm thi hành.

4. Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021.

Nghị định này thay thế Nghị định số101/2015/NĐ-CPngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số101/2015/NĐ-CPngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

c) Nội dung cụ thể: Nghị định gồm 04 Chương và 29 Điều về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư; (3) Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; (4) Yêu cầu về quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; (5) Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và phá dỡ nhà chung cư; (6) Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; (7) Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; (8) Cơ chế áp dụng trong cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; (9) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; (2) Cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Ban hành kèm theo Nghị định 03 Phụ lục, Biểu mẫu: (1) Mẫu đơn đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (2) Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư; (2) Mẫu hợp đồng thuê mua nhà ở tái định cư.

5. Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số181/2013/NĐ-CPngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; (2) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định 01 Phụ lục về Mẫu Báo cáo hoạt động hợp tác kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

6. Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021) về quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Chương và 16 Điều quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; (3) Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; (4) Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1)Người có công với cách mạng; (2) Thân nhân của người có công với cách mạng; (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Ban hành kèm theo Nghị định 06 Phụ lục, cụ thể: (1) Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; (2) Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; (3) Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại b; (4) Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; (5) Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết, vật phẩm phụ và vật dụng khác; (6) Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5%-20%.

7. Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chí phân loại cảng biển

a) Hiệu lực thi hành:Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2021.

Bãi bỏ khoản 1 Điều 20 Nghị định số58/2017/NĐ-CPngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

Quyết định số70/2013/QĐ-TTgngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số58/2017/NĐ-CP và Quyết định số70/2013/QĐ-TTg.

c) Nội dung chủ yếu:Nghị định gồm 07 Điều quy định tiêu chí phân loại cảng biển, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Tiêu chí phân loại cảng biển; (4) Phương pháp đánh giá, phân loại cảng biển; (5) Quy trình đánh giá, phân loại cảng biển; (6) Hiệu lực thi hành; (7) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng cảng biển Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định 01 Phụ lục về Bảng tiêu chí đánh giá phân loại cảng biển.

8. Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 – 2025

a) Hiệu lực thi hành:Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2021.Quyết định này thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 và Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 được tiếp tục thực hiện cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hànhKế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số58/2016/QĐ-TTg, bảo đảm phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 08 Điều về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Tiêu chí phân loại; (4)Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; (5) Trách nhiệm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty mẹ, Người đại diện phần vốn nhà nước trong mô hình công ty mẹ-công ty con; (6) Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (7) Điều khoản chuyển tiếp; (8) Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan đại diện chủ sở hữu, bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật; (2) Doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, bao gồm: a) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ-công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Công ty mẹ); b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; c) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a, b khoản này; (3) Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là Người đại diện phần vốn nhà nước); (4) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do doanh nghiệp nhà nước góp vốn, mua cổ phần; (5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại,chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại và thoái vốn.

Ban hành kèm theo Quyết định 01 Phụ lục về Tiêu chí phân loại theo ngành, lĩnh vực đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn.

9. Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

a) Hiệu lực thi hành:Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (ngày 07 tháng 07 năm 2021).

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CPngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 11 Chương và 46 Điều quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, cụ thể: (1) Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (2) Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; (3) Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; (4) Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; (5) Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc; (6) Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; (7) Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế; (8) Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch; (9) Hỗ trợ hộ kinh doanh; (10) Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; (11) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Quyết định 13 Phụ lục, Biểu mẫu quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

10. Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thực hiện điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 11 Điều quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; (2) Phương pháp rà soát, xác định tiêu chí đo lường nghèo đa chiều; (3) Thời gian rà soát, xác định; (4) Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm; (5) Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyênhằng năm; (6) Quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; (7) Chế độ báo cáo; (8) Kinh phí thực hiện; (9) Trách nhiệm của các bộ, ngành ở trung ương; (10) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; (11) Hiệu lực thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Hộgia đình trên phạm vi cả nước; (2) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cánhântham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Ban hành kèm theo Quyết định 04 Phụ lục, Biểu mẫu: (1) Mẫu số 01 - Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc xác định hộ có mức sống trung bình; (2) Mẫusố 02 - Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; (3) Mẫusố 03 - Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; (4) Mẫu số 04 - Giấy đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

11. Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số619/QĐ-TTgngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 08 Điều quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; (2) Nguyên tắc thực hiện; (3) Tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (4) Điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (5) Trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (6) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; (7) Kinh phí thực hiện; (8) Hiệu lực thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,096
  • Hôm nay418,219
  • Tháng hiện tại17,369,523
  • Tổng lượt truy cập477,262,210
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây