Tăng cường phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030

Thứ tư - 25/05/2022 09:38
(CTTĐTBP) - Ngày 24/5, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 157/KH-UBND phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch nhằm kiểm soát đuợc bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe nguời dân và cộng đồng.

Theo đó, UBND tỉnh đã đặt ra mục tiêu cụ thể phòng chống bệnh dại ở động vật là quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025; trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030. Tiêm vắc xin dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và 80% trong giai đoạn 2026 - 2030. Trên 70% số huyện, thị xã, thành phố giám sát được chó mèo mắc, nghi mắc bệnh dại trong giai đoạn 2022 - 2025 và trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030.

Đối với phòng chống bệnh dại ở người phải đạt 100% các huyện, thị xã, thành phố có điểm tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại cho nguời; 100% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh dại ở cộng đồng, trường học; 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia. 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; đến năm 2025 không còn huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ cao về bệnh dại trên người; đến năm 2027 không còn huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ trung bình về bệnh dại trên người. Đến năm 2025, giảm 50% số người bị tử vong vì bệnh dại so với giai đoạn 2017 - 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng các kế hoạch phối hợp hành động để thực hiện; phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan, địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ và hiệu quả. Chủ trì rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về phòng chống bệnh dại; quy định cụ thể việc bắt, nhốt giữ, xử lý chó, mèo thả rông. Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y, đặc biệt trong phòng chống dịch bệnh động vật và dịch bệnh dại. Xây dựng các tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh dại, giám sát, xử lý ổ dịch, tập huấn và đào tạo.

UBND tỉnh yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó, mèo; nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo phải thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại, đánh dấu để nhận diện chó, mèo đã tiêm vắc xin, cấp sổ tiêm phòng và định kỳ hàng tháng báo cáo tổng hợp số liệu tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo đến cơ quan thú y địa phương; trong trường hợp khám và điều trị nếu phát hiện chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh dại phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để xử lý kịp thời./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,087
  • Hôm nay332,488
  • Tháng hiện tại21,642,330
  • Tổng lượt truy cập481,535,017
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây