Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bình Phước

Thứ sáu - 23/06/2023 14:51
(CTTĐTBP) - Ngày 22/6, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1028/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025. Trong đó, quy định chi tiết về phương pháp đánh giá sản phẩm, nguyên tắc chấm điểm và các quy định đối với sản phẩm, hồ sơ sản phẩm OCOP. 
 
Theo quy định, đối tượng tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm gồm: Chủ thể sản xuất là các tổ chức, cá nhân (Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất có đăng ký kinh doanh), có đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, đơn vị có liên quan đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, nhóm sản phẩm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP gồm: Nhóm sản phẩm thực phẩm; nhóm sản phẩm đồ uống; nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; nhóm sản phẩm Thủ công mỹ nghệ; nhóm sản phẩm sinh vật cảnh; nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
 
Phương pháp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
 
Bước 1. Đánh giá về hồ sơ sản phẩm thực hiện theo quy trình, chu trình OCOP.

Bước 2. Đánh giá kết quả sản phẩm mẫu theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Bước 3. Quan sát đánh giá thực tế các điều kiện khác của sản phẩm tham gia đánh giá: môi trường sản xuất - chế biến, sự tham gia của cộng đồng, điều kiện cơ sở sản xuất... (nếu cần).

Bước 4. Đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP tìm hiểu, đánh giá và làm rõ tài liệu minh chứng bổ sung của sản phẩm (chủ thể sản xuất minh chứng nếu Hội đồng có yêu cầu).

Bước 5. Tổng hợp, đánh giá và xếp hạng kết quả đánh giá của sản phẩm.

Nguyên tắc chấm điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Cuộc họp Hội đồng (Tổ giúp việc) đánh giá và phân hạng sản phẩm phải có ít nhất % (ba phần tư) số thành viên tham dự, trong đó, có đại diện Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng dự điều hành (nếu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng vắng (có lý do) ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ giúp việc điều hành cuộc họp. Từng thành viên Tổ giúp việc sau khi đánh giá chấm điểm, phân hạng báo cáo thành viên Hội đồng quản lý chuyên ngành phê duyệt, sau đó lấy điểm của các thành viên Hội đồng cho từng sản phẩm làm điểm cộng trung bình phê duyệt kết quả.

Điểm của các thành viên trong Hội đồng không được chênh lệch quá 20 điểm. Trong trường hợp chêch lệch quá quy định, Hội đồng sẽ thảo luận để thống nhất cho điểm lại.

Căn cứ chẩm điểm: Nội dung của Bộ Tiêu chí; hồ sơ đăng ký đánh giá và phân hạng sản phẩm; hồ sơ minh chứng; mẫu sản phẩm của chủ thể sản xuất.

Tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu của việc đánh giá, Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quyết định việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đăng ký tham gia; xem xét việc gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm độc lập tại cơ quan chức năng được thừa nhận, trước khi quyết định việc chấm điểm cuối cùng (nếu cần thiết).

Không chấm điểm các sản phẩm (khi phát hiện) giả mạo hồ sơ, sử dụng mã số, mã vạch của cơ sở khác, không có tên cơ sở sản xuất, không có minh chứng sự tồn tại của cơ sở sản xuất, các trường hợp khác mà Hội đồng phát hiện có sai phạm.

Quy định chung đối với sản phẩm, đơn vị tham dự đánh giá

Đơn vị chủ thể của sản phẩm tham gia đánh giá phải chấp nhận tuân thủ các yêu cầu về tổ chức và chuyên môn do Hội đồng quy định. Trước khi tham dự đánh giá sản phẩm OCOP, các đơn vị chủ thể sản phẩm phải hiểu rõ các quy định của Hội đồng.

Đơn vị chủ thể sản phẩm có quyền được biết các thông tin về tiêu chí đánh giá và được khiếu nại lên Hội đồng khi phát hiện thấy kết quả chấm sản phẩm của mình có hiện tượng sai lệch.

Tất cả các sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá ở cấp tỉnh phải được tham gia đánh giá ở cấp huyện; phải trung thực với hồ sơ tham gia đánh giá.

Mỗi sản phẩm chỉ được phép đăng ký đánh giá ở 01 nhóm lĩnh vực.       

Hội đồng có quyền loại bất cứ sản phẩm nào mà theo Hội đồng là không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm hoặc có những vấn đề khác làm ảnh hưởng đến uy tín của cuộc đánh giá; đồng thời, Hội đồng cũng có quyền thay đổi về quy trình hoặc quy chế để đảm bảo sự phù hợp với diễn biến thực tế của việc đánh giá.

Hội đồng không chịu trách nhiệm về các thiệt hại vật chất của các tổ chức và cá nhân tham gia đánh giá. Hội đồng không trả lại các sản phẩm mẫu đã nộp để tham gia đánh giá (trừ một số mẫu sản phẩm đặc thù được Hội đồng xem xét trả lại).

Hội đồng không xem xét, giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện (của bât cứ cá nhân, tổ chức nào) về kết quả chuyên môn hoặc những vấn đề phát sinh khác của sản phẩm được đề nghị giải quyết không thuộc Chương trình OCOP tỉnh Bình Phước.

Khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc đánh giá và phân hạng sản phẩm ở cấp nào thì cơ quan thẩm quyền ở cấp đó xem xét, giải quyết.

Quyết định của Hội đồng là kết quả giải quyết cuối cùng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2023./.

Tác giả: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,340
  • Hôm nay631,726
  • Tháng hiện tại10,455,988
  • Tổng lượt truy cập455,851,110
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây