Phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nhiều câu hỏi liên quan đến cung ứng, điều hành giá xăng dầu

Thứ tư - 16/03/2022 14:02
Tự động phát:
(CTTĐTBP) - Sáng nay (16/3), tại phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì phiên chất vấn. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phần chất vấn. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước.
 

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Bình Phước có: Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Điểu Huỳnh Sang; ĐBQH Vũ Ngọc Long; Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Các đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Bình Phước

Tại phiên làm việc sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đăng đàn trả lời chất vấn của ĐBQH về nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực công thương như: tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu, công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua; việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19, nhất là mặt hàng nông sản.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Nghị trường Quốc hội đã “nóng” lên bởi vấn đề xăng dầu. Nhiều câu hỏi được đặt ra cho Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Trong đó, đề nghị bộ trưởng làm rõ công tác bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu; vai trò của các nhà máy lọc dầu trong nước; có hay không tình trạng găm hàng xăng dầu từ doanh nghiệp đầu mối; vì sao xăng dầu là mặt hàng thiết yếu lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; ngoài Quỹ bình ổn giá xăng dầu, bộ có các giải pháp căn cơ nào để ổn định số lượng, giá xăng dầu trên thị trường…

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Điểu Huỳnh Sang chất vấn: Trước tình hình thiếu xăng dầu có thể dẫn đến gián đoạn huyết mạch kinh tế của đất nước, trong khi sản phẩm nhiên liệu dự trữ quốc gia có số lượng thấp và phải được sử dụng theo cơ chế của Luật Dự trữ quốc gia, giải pháp của bộ trưởng, Chính phủ như thế nào nhằm đảm bảo căn cơ việc cung ứng tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới, trong khi thực tế một số nhà máy lọc dầu trong kho đến nay vẫn chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất?

Trả lời chất vấn của đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Trước mắt, vẫn phải đẩy mạnh năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa khai thác vừa chế biến xăng dầu. Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan can thiệp phần quản lý vốn nhà nước và doanh nghiệp, tham mưu các cấp có thẩm quyền giải quyết triệt để những khó khăn vướng mắc trong hoạt động liên doanh. Bên cạnh nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, bộ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền duy trì, nâng quy mô Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đồng thời xem xét tạo nguồn quỹ này như thế nào.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thế giới có biên độ dao động tăng từ 40-60%, trong khi đó, giá xăng dầu trong nước biên độ dao động chỉ từ 29-40%. Nguyên nhân là do Bộ Công Thương - Bộ Tài chính đã liên tục chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (mức chi từ 100-1.500 đồng/lít tùy loại trên mỗi kỳ điều hành giá). Vì vậy, việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất quan trọng, nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các đại biểu Quốc hội tham gia chất vấn

Trong phiên làm việc sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng trả lời chất vấn của các đại biểu về những vướng mắc, chồng chéo trong thực thi chức năng nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường; trách nhiệm, giải pháp của Bộ Công Thương đối với thực trạng giá các mặt hàng đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… tăng mạnh trong khi giá đầu ra các sản phẩm nông nghiệp giảm; Bộ Công Thương có cam kết hàng hóa của Việt Nam sẽ được sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu thuận lợi hơn hiện tại hay không khi triển khai các giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn

Ngoài Bộ trưởng Bộ Công Thương thì Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Công an, Quốc phòng cũng tham gia trả lời chất vấn ĐBQH về những vấn đề có liên quan.

Phiên họp tiếp tục diễn ra trong buổi chiều nay với phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường./.

Tác giả: Theo Đài PT-TH&Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,747
  • Hôm nay618,661
  • Tháng hiện tại17,569,965
  • Tổng lượt truy cập477,462,652
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây