Phát triển đô thị thông minh, IOC tại các địa phương

Thứ ba - 20/06/2023 15:53
(CTTĐTBP) - Ngày 20/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công văn số 2333/BTTTT-CĐSQG  triển khai công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) và Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tại các địa phương. 
 
Phát triển ĐTTM là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ. Cũng giống như chuyển đổi số, đó là sự thay đổi về tư duy và nhận thức nhiều hơn. Người đứng đầu chính quyền địa phương, đô thị cần nhận thức đúng và đầy đủ về ĐTTM dựa trên các quan điểm và nguyên tắc đã nêu tại Đề án 950.

Phát triển ĐTTM chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,... Và để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, thành phố. Phần lớn các Đề án, Kế hoạch phát triển ĐTTM của các địa phương hiện nay còn thiếu nội dung quy hoạch thông minh.

Phát triển ĐTTM chính là xây dựng một phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, hiệu quả dựa trên việc ứng dụng các công nghệ có tính đổi mới, sáng tạo, không phải một tập hợp rời rạc các hệ thống, ứng dụng của các cơ quan chuyên môn do các vấn đề trong đô thị có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Phát triển ĐTTM tại địa phương phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, không tách rời, không trùng lặp, tất cả đều hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm. Người dân vừa là đối tượng phục vụ, vừa là chủ thể tham gia thông qua các hình thức đầu tư xã hội hóa. - Cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Một hạ tầng thông tin mạnh, thống nhất và an toàn là nền tảng để xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong không gian đô thị.

Việc xây dựng ĐTTM đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của tất cả các cấp, các ngành tại địa phương, không phải nhiệm vụ riêng của bất kỳ ngành hay cơ quan cụ thể nào. Theo đánh giá của Bộ TT&TT, hiện nay sự tham gia của các cơ quan chuyên môn như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải,... vào sự phát triển ĐTTM tại các địa phương còn hạn chế.

Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh: Các địa phương hiện nay đang chủ yếu tập trung vào việc phát triển và cung cấp các dịch vụ, tiện ích ĐTTM gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số, mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, chưa chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ, bài toán lớn của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường,… dẫn đến hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu nhằm đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và quản lý đô thị hiệu quả, tinh gọn.

Mỗi đô thị khác nhau phát triển ĐTTM theo những tiêu chí, những lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, tính chất đô thị, điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội, mức độ đầu tư mong muốn và các vấn đề đô thị phải đối mặt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy không có 02 ĐTTM giống hệt nhau và không có một mô hình mẫu hoàn hảo để có thể áp dụng chung cho các đô thị, thành phố. Do vậy, chính quyền địa phương, đô thị phải tự xác định các vấn đề bức thiết cần giải quyết của đô thị, từ đó tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp và áp dụng một cách thông minh, hiệu quả vào đô thị. Mức độ thông minh hoàn toàn không dựa vào sản phẩm, giải pháp sẵn có của các doanh nghiệp trên thị trường mà phụ thuộc vào tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn và quyết tâm của người đứng đầu địa phương, đô thị.

Để phát triển ĐTTM gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, Bộ TT&TT đề nghị các địa phương chủ động rà soát các Đề án, Kế hoạch phát triển ĐTTM đã ban hành để kịp thời cập nhật, bổ sung các nội dung triển khai, bảo đảm bám sát 07 nhóm nhiệm vụ ưu tiên triển khai theo lộ trình tại Đề án 950 và phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương. Phát triển ĐTTM cần một kiến trúc ICT tổng thể để bảo đảm tính đồng bộ và bền vững trong triển khai. Hiện tại, nhiều địa phương đã phê duyệt Đề án, Kế hoạch phát triển ĐTTM nhưng chưa xây dựng và ban hành Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM. Bộ TT&TT đề nghị các địa phương đã phê duyệt Đề án, Kế hoạch phát triển ĐTTM sớm xây dựng và ban hành Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM, bảo đảm gắn kết, kế thừa các thành phần chức năng của kiến trúc với kiến trúc Chính quyền điện tử của địa phương...

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,314
  • Hôm nay316,630
  • Tháng hiện tại9,763,370
  • Tổng lượt truy cập493,626,808
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây