Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045

Thứ hai - 24/01/2022 14:30
Tự động phát:
(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 14/KH-UBND về thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Việc thực hiện các nội dung và giải pháp trọng tâm của Kế hoạch này nhằm mục đích phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển các chuỗi giá trị; nâng cao giá trị gia tăng; bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm; đối xử nhân đạo với vật nuôi; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh 2,7 triệu con; đàn gia cầm trên 18 triệu con; đàn trâu, bò trên 60.000 con. Năm 2030, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh 3,2 triệu con; đàn gia cầm trên 27 triệu con; đàn trâu, bò trên 70.000 con. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trên 15% năm, giai đoạn 2026 - 2030 trên 8% năm. Sản lượng thịt xẻ các loại: Đến năm 2025, đạt 401.025 tấn, trong đó thịt heo 58 - 60%, thịt gia cầm 35 - 38%, thịt gia súc ăn cỏ 2 - 7%. Đến năm 2030 đạt 618.942 tấn, trong đó thịt heo 56 - 58%, thịt gia cầm 38 - 40%, thịt gia súc ăn cỏ 1 - 2%. Sản lượng trứng đến năm 2025 đạt 1.150 triệu quả trứng, đến năm 2030 đạt 1.728 triệu quả trứng. 

Về xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đến năm 2025, xây dựng ít nhất 7 vùng cấp huyện; đến năm 2030 ít nhất 10 vùng cấp huyện. Hoàn thiện ít nhất 2 nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm và đưa sản phẩm chế biến xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Tầm nhìn đến năm 2045, trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh thuộc nhóm tiên tiến của các tỉnh khu vực Nam bộ và cả nước. Khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây nhiễm sang người. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính, bao gồm thịt, trứng sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu. Bình Phước trở thành trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tiên tiến và hiện đại của cả nước và khu vực Đông Nam Á./.

Tác giả: Hải Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,151
  • Hôm nay275,971
  • Tháng hiện tại9,722,711
  • Tổng lượt truy cập493,586,149
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây