Lộc Ninh - 50 năm trang sử vẻ vang

Chủ nhật - 03/04/2022 17:08
(CTTĐTBP) - Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng khi nhắc về trận đánh giải phóng Lộc Ninh, những nhân chứng từng tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ vẫn nhớ như in thời khắc ấy, bởi lẽ thường cái gì đầu tiên cũng khó phai mờ và nó luôn in sâu trong ký ức mỗi người… Và ngày 7-4-1972 ở Lộc Ninh, huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng là một trong những điều như vậy.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh (7-4-1972 - 7-4-2022), phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đã gặp gỡ những nhân chứng lịch sử từng góp công làm nên chiến thắng hiển hách này để nghe họ kể về ký ức của 50 năm về trước trên vùng đất Lộc Ninh oai hùng.

TỰ HÀO QUÁ KHỨ
 
quangchiem 14112703042022
Đại tá Vũ Quang Chiêm, nguyên Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 3, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4  

Là người đã tham gia qua 3 cuộc chiến, từ chống Pháp, đánh Mỹ cho đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có nhiều trận đánh lớn, nhỏ khác nhau nhưng chưa có nơi nào tôi có ký ức sâu sắc như trận đánh ở Lộc Ninh… Bởi đây là huyện đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và lại là trận đánh hợp đồng nhiều binh chủng có quy mô lớn cấp quân đoàn trên chiến trường miền Nam. Đây cũng là trận đánh có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa bộ đội chủ lực, lực lượng của Miền gồm các trung đoàn đặc công, thông tin, pháo binh, tăng thiết giáp và lực lượng vũ trang địa phương. Chiến thắng Lộc Ninh là một trong những chiến công đặc biệt của cách mạng và bộ đội ta tại chiến trường miền Nam lúc ấy!…
 
ducxe 14120303042022
Trung tướng Nguyễn Đức Xê, nguyên trợ lý tác chiến Trung đoàn 3, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4

Để thực hiện chủ trương và quyết tâm của Quân ủy Trung ương và Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ta mở chiến dịch Nguyễn Huệ nhằm tiêu hao sinh lực địch và đẩy địch vào thế bị động hơn nữa… Trong chiến dịch Nguyễn Huệ, ta chọn hướng tiến công chủ yếu vào đường 13 và đặt quyết tâm giải phóng Lộc Ninh.
Ngày 31-3-1972, nhằm nghi binh cho trận then chốt Lộc Ninh, quân ta đánh địch trên hướng Tây Ninh nên khi quân ta tiến công Lộc Ninh đã giữ được yếu tố bất ngờ cho địch. Chiến dịch giải phóng Lộc Ninh ta nhanh chóng giành thắng lợi và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng địch tại đây với 1 thiết đoàn và 2 tiểu đoàn; bắt sống và tiêu diệt hơn 900 tên, bắn cháy tại chỗ 56 xe và thu 36 xe tăng, thiết giáp của địch… Phải khẳng định, đây là thắng lợi xuất sắc của ta để mở ra hành lang chiến lược, căn cứ cách mạng quan trọng, tiến tới giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
 
image001 14123203042022
Ông Lâm Móp, nguyên chiến sĩ Đại đội C31

Là người dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lộc Ninh và cũng là con của liệt sĩ chống Mỹ cứu nước nên khi thấy quân thù xâm lược quê hương, từ năm 16 tuổi tôi đã đi theo cách mạng cầm súng chiến đấu giành độc lập cho quê hương… Ngay chiến trường Lộc Ninh này, để đánh thắng kẻ thù chúng tôi phải nằm rừng, ăn củ chụp, ăn lá tàu bay để đánh giặc… Với tôi khi ấy chỉ nghĩ đơn giản vì đất nước, vì nhân dân và cho chính quê hương Lộc Ninh của mình nên tôi phải làm như thế.
 
1
Bà Nguyễn Thị Liễu, nữ kháng chiến tham gia giải phóng Lộc Ninh năm 1972

Ngay từ thời niên thiếu tôi đã theo cách mạng, ở vùng đất Lộc Ninh này tôi tham gia vào tiểu đội nữ của Đại đội C31 trực tiếp cầm súng chiến đấu. Sau đó được cấp trên điều về tuyến sau để khiêng thương, tải đạn… nhiệm vụ nào tôi cũng vượt qua và hoàn thành tốt để giúp giải phóng quê hương. Ngày 7-4-1972, khi nghe tin Lộc Ninh được giải phóng tôi vui mừng lắm… nhưng cũng cảm thấy xót thương cho các đồng đội của mình vì Đại đội C31 của tôi có nhiều đồng chí hy sinh để đổi lấy hòa bình… Nhưng chiến tranh mà, phải chấp nhận đổ xương máu để giành lấy chiến thắng và độc lập cho nhân dân, cho cách mạng.

CHO BIÊN CƯƠNG “NỞ HOA”

50 năm sau ngày Lộc Ninh giải phóng, huyện biên giới của tỉnh đã ngày một “thay da, đổi thịt” đang vươn lên mạnh mẽ. Từ thành quả của hôm nay, những người đi trước từng cống hiến tuổi thanh xuân, máu, xương của mình cho vùng đất Lộc Ninh cũng cảm thấy sự hi sinh ấy là vô cùng xứng đáng. Đó là chia sẻ của tất cả những người đã hi sinh cho vùng đất Lộc Ninh bom cày đạn xới năm nào… hôm nay được “nở hoa” tươi thắm.

Lộc Ninh - Những con số ấn tượng

Năm 2021, mặc dù bị tác động của đại dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế huyện tiếp tục gặt hái thành quả và đạt được những mốc son mới.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt 573 tỷ 408 triệu đồng, tăng 96,7 lần; GRDP bình quân đạt 68,10 triệu đồng/người, tăng gấp 3,63 lần so với năm 1991. Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, toàn huyện giảm được 385 hộ nghèo, (vượt kế hoạch tỉnh giao 145 hộ), đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 65 hộ, chiếm 0,20% trên tổng dân số toàn huyện.

 
2
Huyện Lộc Ninh hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng sự phát triển của đất nướ
3
Đời sống nhân dân huyện Lộc Ninh không ngừng được nâng cao
4
Trung tâm huyện biên giới Lộc Ninh ngày càng sầm uất, khang trang để hướng đến đô thị hiện đại hơn trong tương lai gần.

Tác giả: Theo Đài PT-TH&Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,619
  • Hôm nay265,133
  • Tháng hiện tại1,614,261
  • Tổng lượt truy cập447,009,383
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây