Giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh giảm 3.480 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 25/03/2022 10:28 922
Tự động phát:
(CTTĐTBP) - Sau 2 ngày thực hiện giám sát tại huyện Bù Gia Mập và Phú Riềng, chiều 24/3, đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng ban Điểu Điều làm trưởng đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2020.
 
anh (2)
Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Điểu Điều phát biểu kết luận buổi giám sát
 
Tại buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lý Trọng Nhân cho biết, giai đoạn 2018-2020, nguồn vốn nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gần 346,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ gần 144 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương.

Nguồn vốn được tập trung đầu tư vào các chương trình 135 với hơn 85,2 tỷ đồng; thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ hơn 72 tỷ đồng; vốn thực hiện chính sách đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh gần 185 tỷ đồng và vốn chính sách đối với người có uy tín hơn 4 tỷ đồng. Sau 3 năm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, toàn tỉnh giảm được 3.480 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 1.869 hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Cũng theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lý Trọng Nhân, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn bất cập như: đa số nguồn vốn phân bổ chậm; khả năng tiếp nhận, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế… Đặc biệt, một số hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, tình trạng tách hộ để nhận chế độ chính sách còn xảy ra nhiều.

Theo đánh giá của các thành viên đoàn giám sát, thực trạng một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước là vấn đề nhức nhối cần phải có giải pháp căn cơ. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thì ý thức, nỗ lực từ đối tượng hưởng thụ chính sách có vai trò quyết định xóa nghèo hiệu quả và bền vững. Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, số hộ nghèo dự kiến sẽ tăng cao khi chiếu theo chuẩn nghèo mới, đây là một áp lực lớn đối với công tác giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để triển khai thực hiện cơ chế nhà nước hỗ trợ 70% và người được thụ hưởng đối ứng 30% nhằm nâng cao ý thức thoát nghèo.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Điểu Điều ghi nhận những khó khăn của Ban Dân tộc tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, bổ sung làm rõ thêm một số vấn đề về nguyên nhân, hạn chế và giải pháp thực hiện để hoàn thiện báo cáo gửi Ban Dân tộc HĐND tỉnh trong tuần tới. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc HĐND dân tỉnh sẽ tổng hợp tham mưu Thường trực HĐND tỉnh đề ra những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới./.

Tác giả bài viết: Hải Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,112
  • Hôm nay169,878
  • Tháng hiện tại7,369,706
  • Tổng lượt truy cập406,655,686
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây