Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030

Thứ hai - 22/04/2024 16:31
(CTTĐTBP) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 12/4/2024 về phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030.
 

Chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, huy động, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia. Xây dựng lực lượng dự trữ quốc gia có quy mô đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, danh mục mặt hàng chiến lược, thiết yếu để sẵn sàng, chủ động đáp ứng kịp thời, hiệu quả các mục tiêu dự trữ quốc gia và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể cho mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu đến năm 2030. Về lương thực, đến năm 2025 giữ mức dự trữ tồn kho cuối năm khoảng 250.000 tấn (quy gạo). Giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ tình hình thực tế để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức mua tăng hàng năm phù hợp.

Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn, mức dự trữ đáp ứng yêu cầu phòng chống, ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm, cứu nạn của các bộ, ngành, địa phương. Muối ăn, sử dụng lượng tồn kho hiện nay để xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ cho Nhân dân khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra hoặc xuất giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; trong giai đoạn tới không bố trí kế hoạch mua tăng, mua bù muối ăn.

Các mặt hàng phục vụ quốc phòng, an ninh, tăng cường dự trữ quốc gia các mặt hàng chiến lược, tiên tiến, hiện đại với mức bố trí kinh phí hàng năm tăng cao hơn mức bình quân của toàn ngành, đảm bảo yêu cầu tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh để chủ động, sẵn sàng cho nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ nông nghiệp, mức dự trữ đáp ứng yêu cầu cơ bản về phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, ổn định sản xuất của Nhân dân.

Đến năm 2030, xăng dầu phấn đấu tăng dần mức dự trữ quốc gia lên khoảng 800 ngàn m3 đối với sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn đối với dầu thô, tương đương 15 - 20 ngày nhập ròng, trong đó tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia; trên cơ sở đó tăng dần mức dự trữ quốc gia phù hợp với hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia về xăng dầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 về quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phù hợp với năng lực quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia.

Các mặt hàng y tế, mức dự trữ đảm bảo chủ động đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh, các tình huống khẩn cấp về y tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Đối với các mặt hàng phục vụ đảm bảo giao thông, vận tải, phát thanh truyền hình, mức dự trữ quốc gia thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể về đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam, đảm bảo chất lượng, hạ thấp tỷ lệ hao hụt hàng dự trữ quốc gia; nâng cao năng suất lao động và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung ngành dự trữ quốc gia kết nối với dữ liệu quốc gia các ngành, lĩnh vực, địa phương để đảm bảo đủ thông tin báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trong hoạt động dự trữ quốc gia./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,857
  • Hôm nay57,139
  • Tháng hiện tại9,881,401
  • Tổng lượt truy cập455,276,523
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây