Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời

Thứ ba - 06/10/2020 15:52
(CTTĐTBP) - Năm nay, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời có chủ đề: “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”, nhằm quán triệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể và lực lượng xã hội trong việc xây dựng, cung ứng các kênh, công cụ học tập suốt đời cho người dân.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Phước có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Minh Quang - Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông.
 
chuyen doi so trong hoc tap suot doi 2

Xin ông cho biết: “Chuyển đổi số là gì?”. Và tại sao nói: “Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy học tập suốt đời?
Ông Nguyễn Minh Quang: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.  

Học tập suốt đời từ lâu đã được thế giới đặc biệt quan tâm, bởi đó là nhu cầu tất yếu của con người và của xã hội. Giờ đây, trước Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu đó càng bức thiết hơn bao giờ hết. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc phát huy trong chuyển đổi số để thúc đẩy học tập suốt đời, tạo ra các phương thức học mới, hiệu quả, tiết kiệm, thuận tiện là đóng góp thiết thực của công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số.

Sự phát triển không ngừng của internet và các thiết bị công nghệ số đã mở ra cơ hội tiếp cận thông tin, kiến thức đa dạng, dễ dàng, nhanh chóng, ở mọi lúc, mọi nơi đối với tất cả chúng ta. Trong đó, tác động trực tiếp đến quá trình học tập suốt đời của mỗi người. Do đó, chuyển đổi số sẽ giúp chúng ta tiếp cận thông tin, kiến thức đa chiều, phong phú và luôn được bổ sung, cập nhật mới liên tục trên đa phương tiện (mạng xã hội, các trang web/trang thông tin điện tử, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, sách điện tử, thư viện số…), góp phần thúc đẩy việc học tập suốt đời.
chuyen doi so trong hoc tap suot doi

Vai trò của chuyển đổi số trong dạy và học, mà cụ thể là trong quá trình học tập suốt đời là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Quang: Nhân loại đang đứng trước thách thức phải đổi mới, học tập và thích ứng không ngừng với những biến đổi của khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Vì vậy, nếu không ngừng trao đổi, học tập, giao lưu để theo kịp thời đại thì chắc chắn chúng ta sẽ bị lạc hậu, bị tụt lại phía sau.

Vai trò của ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong dạy và học sẽ giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn; kiến thức đa dạng, phong phú và được cập nhật thường xuyên thông qua các ứng dụng, hệ thống, phần mềm…; tạo không gian và thời gian học linh động cho mọi người. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập ở mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và tạo động lực học tập suốt đời.

Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI… đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Khi nền giáo dục hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ mở rộng các giới hạn và có xu hướng hướng ra toàn cầu. Từ đó, kích thích người học liên tục kết nối với những ý tưởng mới lạ ở những địa điểm mới; trải nghiệm học tập đích thực cho phép người học tự thay đổi cá nhân, thay đổi cộng đồng, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất ở xung quanh cho đến các cộng đồng lớn hơn, ở xa hơn.

Có ý kiến cho rằng: Chuyển đổi số sẽ góp phần chuyển đổi mô hình học tập trong thời đại số từ “cô lập” sang “kết nối”. Quan điểm của ông về ý kiến này?
Ông Nguyễn Minh Quang: Học tập tự định hướng gần như chắc chắn là yếu tố cốt lõi trong quá trình học tập trong tương lai. Việc học sẽ không còn là điều gì đó mang tính cưỡng ép hay đau khổ, nó là sự mong muốn nội tại, là niềm vui và là một phần trong cuộc sống của mọi người.

Thông qua mạng xã hội, học tập từ xa, học tập hợp tác, e-Learning (giáo dục trực tuyến) và các trải nghiệm học tập khác thì hoàn toàn có thể tận dụng tiềm năng của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân và các nhóm học tập. Điều này xảy ra một cách đơn giản, tự nhiên thông qua kho kiến thức cộng đồng được chia sẻ, ví như Wikipedia, Wikihow, Youtube… Người học sẽ học tập trực quan thông qua các công cụ kết nối, đồng thời có thể học tập suốt đời thông qua cộng đồng trên mạng xã hội và các công cụ kỹ thuật số hỗ trợ khác (Twitter, Google+, Facebook…).

Xin cảm ơn ông !
Hải Thanh (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,843
  • Hôm nay235,208
  • Tháng hiện tại10,059,470
  • Tổng lượt truy cập455,454,592
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây