Hội thảo khoa học chủ đề: “Bình Phước - những tiền đề cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0". Ảnh: Đức Hinh.
Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Quỹ đặt tại: Quỹ Đầu tư Phát triển Bình Phước (Lô 14 và 15 đường Lê Duẩn, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).
Nhiệm vụ của Quỹ là tổ chức tiếp nhận và huy động, nhận ủy thác vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo quy định của pháp luật nhằm cho các cá nhân có ý tưởng thành lập doanh nghiệp và những doanh nghiệp mới thành lập có phương án, dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh vay trên cơ sở bảo toàn vốn. Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm, cân đối thu chi hoạt động thường xuyên hàng năm trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, quyết toán. Cân đối thu chi hoạt động thường xuyên hàng năm, trình Hội đồng quản lý Quỹ ban hành quy chế trích lập, quản lý, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để thực hiện thống nhất. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý quỹ, Ban Kiểm soát quỹ, Cơ quan điều hành nghiệp vụ quỹ. Trong đó, Ban Kiểm soát quỹ và Cơ quan điều hành nghiệp vụ quỹ được sử dụng từ bộ máy nhân sự của Quỹ Đầu tư phát triển Bình Phước, không tăng biên chế, không sử dụng ngân sách nhà nước chi trả cho hoạt động của quỹ. Cơ quan điều hành nghiệp vụ quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm được sử dụng từ bộ máy sẵn có của Quỹ Đầu tư phát triển Bình Phước, gồm có: Giám đốc, 1 Phó Giám đốc Quỹ, Kế toán trưởng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của quỹ.
Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái
Tỉnh ủy vừa ban hành hướng dẫn việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Việc ban hành hướng dẫn nhằm thống nhất về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy trong việc thực hiện những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. Việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả. Mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện, cầu thị, lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân.
Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/1/2018. Mục tiêu tổng quát của đề án: Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và một số định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công và chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
Mục tiêu cụ thể: Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công; phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm trên 90%. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công trong tất cả các khâu của quy trình quản lý đầu tư công, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của đầu tư công. Xác định rõ vai trò và định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025; tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước bình quân đạt khoảng 10 - 11% GDP. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút tối đa, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư.
Các bộ, ngành trung ương và địa phương căn cứ mục tiêu, giải pháp của Đề án được phê duyệt, cụ thể hóa thành các kế hoạch, nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương mình, trong đó quy định lộ trình thực hiện từ nay đến hết năm 2025; tổ chức triển khai thực hiện đến các đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, đơn vị phụ trách. Báo cáo, cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại đầu tư công theo yêu cầu, bảo đảm tính chính xác và đúng thời gian quy định. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo thuộc bộ, ngành trung ương và địa phương quản lý. Cung cấp đầy đủ, kịp thời chủ trương, giải pháp và tình hình triển khai thực hiện cơ cấu lại đầu tư công cho các phương tiện thông tin truyền thông để quán triệt, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và toàn dân, bảo đảm thực hiện thành công và có hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công./.