Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019

Thứ bảy - 23/12/2017 10:06 4387
(CTTĐTBP) - Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/ 11/2017. Luật này gồm 9 chương, 105 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
thuy san
Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Ảnh: Thanh Nhã.
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Luật Thủy sản 2017 sửa đổi Luật Thủy sản 2003 với cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế  hội nhập, cải cách hành chính nhằm giảm bớt các thủ tục cũng như triển khai tái cơ cấu của ngành nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng. Đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh   lĩnh  vực  thủy  sản.  Là  luật  chuyên ngành  chi  tiết,  những  quy  định  trong  luật  khi  luật  thông  qua  có  thể  thực  hiện  ngay.

Trong khoảng thời gian từ nay đến 1/1/2019 khi luật có hiệu lực, Bộ  NN&PTNT sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn. Điểm mới đầu tiên là quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo quy định này, người dân, hội, hiệp hội… tham gia cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi  thủy  sản,  đồng  thời  nâng  cao  ý  thức  và  trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là giải pháp hữu hiệu giảm xung đột lợi ích trong cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản là bước tiến mới so với Luật Thủy sản 2003, nhằm phù hợp với pháp luật quốc tế  về  bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Luật quy định rõ căn cứ  vào kết quả  điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, cụ thể  là căn cứ vào trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác bền vững để xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, đồng thời phân cấp triệt để việc cấp phép khai thác thủy sản cho UBND cấp tỉnh. Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần.

Bộ NN&PTNT xác  định giao  hạn  ngạch giấy  phép khai thác thủy sản theo số lượng tàu cá và hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác theo loài của một số loài di cư và loài có tập tính kết đàn tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.  UBND cấp tỉnh xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản và sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, thông qua quản lý theo hạn ngạch nhằm kiểm soát cường lực khai thác, quản lý phát triển tàu cá bền vững...

Đối với mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Luật quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thủy sản lên đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm. Như vậy, mức phạt đã được quy định tăng lên gấp 10 lần so với  mức phạt tiền như quy định hiện hành. Theo đó, khi Luật này có hiệu là áp dụng được ngay không phải tiến hành sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản

Luật Thủy sản 2017 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản; Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển; Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển; Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.

Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp), mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại; Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản; Sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.

Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng; Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại; Sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sử dụng giống thủy sản nằm ngoài danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản; Phá hủy, tháo dỡ gây hư hại, lấn chiếm phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, xả chất thải không đúng nơi quy định trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật./.

Tác giả bài viết: TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập994
  • Hôm nay81,423
  • Tháng hiện tại81,423
  • Tổng lượt truy cập406,823,277
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây