Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng

Thứ hai - 22/07/2019 17:32
(CTTĐTBP) - Từ ngày 15/8/2019, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng.
 
nd59
Xem chi tiết Nghị định số 59/2019/NĐ-CP: Tại đây

Theo đó, Nghị định này quy định chi tiết “Phạm vi điều chỉnh” đối với các điều, khoản sau đây của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình; Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng; Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích; Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương; Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp pháp khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Về các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định bao gồm: Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng; Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức; Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng; Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định này./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay204,580
  • Tháng hiện tại1,553,708
  • Tổng lượt truy cập446,948,830
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây