Quy định chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2019-2021

Thứ hai - 31/12/2018 23:24
(CTTĐTBP) - Ngày 25/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành  Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2019-2021. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2019 và được áp dụng cho các năm ngân sách từ năm 2019 đến năm 2021.
bao hiem
Bấm xem Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg: Tại đây
 
Đối tượng áp dụng quyết định này bao gồm: Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an; Cơ quan, tổ chức thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp.

Chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2019-2021

Theo quyết định này, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 ngày 26/5/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định như sau:

Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội năm 2019 bằng 2,15%, năm 2020 bằng 2,0% và năm 2021 bằng 1,85% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 bằng 2,15%, năm 2020 bằng 2,0% và năm 2021 bằng 1,85% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế năm 2019 bằng 4,6%, năm 2020 bằng 4,2% và năm 2021 bằng 3,8% dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế được trích từ số tiền thu bảo hiểm y tế nhưng tối đa không vượt quá mức quy định của Luật bảo hiểm y tế.

Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán hoặc lớn hơn dự toán, thì mức chi phí quản lý theo tỷ lệ quy định tại điểm a và b khoản này tính trên số thực thu, thực chi. Trường hợp thực hiện thu tiền đóng bảo hiểm y tế trong năm không đạt dự toán hoặc lớn hơn dự toán, thì mức chi phí quản lý theo tỷ lệ quy định tại điểm c khoản này tính trên số thực thu.

Số thực thu, thực chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ nguồn ngân sách nhà nước cấp được tính trên cơ sở đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng, mức đóng, mức hỗ trợ tiền đóng theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ báo cáo quyết toán năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, xác định mức chi phí quản lý theo số thực thu, thực chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và số thực thu tiền đóng bảo hiểm y tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Đối với dự toán chi phí quản lý được cấp có thẩm quyền giao trong năm, các đơn vị sử dụng và quyết toán theo chế độ quy định. Phần chênh lệch lớn hơn giữa dự toán chi phí quản lý được giao và mức chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu, thực chi được trừ vào dự toán chi phí quản lý năm sau.

Trong phạm vi nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ cấu nhiệm vụ chi được quy định như sau:

Chi ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư phát triển tối thiểu 18% (bao gồm cả kinh phí tạm ứng từ quỹ dự phòng bảo hiểm y tế thuê dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2018 thực hiện liên thông hệ thống phần mềm giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế theo Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Chi hoạt động bộ máy của các cơ quan, đơn vị tối đa 36%. Chi thực hiện các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; cải cách thủ tục; tổ chức thu, chi; thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tối đa 46%. Trường hợp vì lý do khách quan cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu các nhiệm vụ chi trong năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ nguyên nhân, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 và yêu cầu thực tế đề xuất mức chi cụ thể (chi tiết gồm Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán.

Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Điều 3 của Quyết định này quy định mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với các đối tượng sau đây trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an (chỉ áp dụng đối với tổ chức bảo hiểm xã hội là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán riêng theo quy định của pháp luật về kế toán); Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tiền lương tăng thêm 0,8 lần quy định tại khoản 1 Điều này (không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp ưu đãi giáo dục, phụ cấp thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) không dùng để tính đóng, hưởng hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp./.

Tác giả: T.P

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,651
  • Hôm nay412,727
  • Tháng hiện tại18,235,063
  • Tổng lượt truy cập478,127,750
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây