Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật

Thứ ba - 05/03/2024 16:57
(CTTĐTBP) - Ngày 05/3/2024, UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật.

Theo đó, để kiểm soát bệnh Dại trên động vật, phòng ngừa các ổ dịch mới phát sinh và lây lan; từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã tập trung các nguồn lực để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các văn bản của UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xây dựng dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên động vật thuộc phần ngân sách tỉnh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức mua sắm, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm phòng bệnh Dại trên đàn chó, mèo cho UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; hướng dẫn, phối hợp các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tiêm phòng bệnh Dại, giám sát dịch bệnh, tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại trên động vật... đúng quy định.

Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện giám sát bệnh Dại, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch. Tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại trên động vật phải được lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm thú y có thẩm quyền để xét nghiệm bệnh Dại. Tổng hợp, báo cáo tình hình bệnh Dại động vật và kết quả phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật. Tăng cường thông tin tuyên truyền về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh Dại trên động vật trong cộng đồng dân cư, trường học, người chăn nuôi, giết mổ chó, mèo và các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức phù hợp.

UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật, triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại trên động vật, nhất là các phường, thị trấn, khu vực phát triển du lịch trên địa bàn. Thành lập Đoàn công tác đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao. Rà soát, xây dựng, ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trong năm 2024 và các năm tiếp theo để bảo đảm phù hợp, bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí) để thực hiện có hiệu quả cao các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn đúng quy định. 

Tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh. Tập trung tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 70% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo, nhất là tăng tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó, mèo theo hình thức xã hội hóa (người nuôi chi trả chi phí tiêm phòng) để hoàn thành mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030. Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nuôi.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh Dại động vật trong cộng đồng dân cư, trường học, người chăn nuôi, giết mổ chó, mèo và các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức phù hợp./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,102
  • Hôm nay316,114
  • Tháng hiện tại9,762,854
  • Tổng lượt truy cập493,626,292
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây