Chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh

Thứ hai - 10/06/2024 15:17
(CTTĐTBP) - Ngày 10/6/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2231/UBND-KGVX về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh. 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Chủ tịch UBND giao Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời. Xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt trong đợt cao điểm du lịch hè 2024; tổ chức thường trực phòng chống dịch tại tất cả các tuyến; đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.

Đối với bệnh dại, đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao, bố trí mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng; tăng cường phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát chặt chẽ và chia sẻ, thông tin ngay các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn; hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 (ngày 15/6/2024). Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết. Tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với bệnh tay chân miệng, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Bệnh được dự phòng bằng vắc xin (sởi, họ gà, bạch hầu...), đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ theo quy định. Tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật. Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.

Tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ ngành y tế và các đơn vị liên quan trong giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực và chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên rà soát, đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo đúng quy định. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa phương chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp; đồng thời chủ động chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới trong phòng, chống dịch. Phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, nghiên cứu các quy định hiện hành để đề xuất, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đảm bảo đúng quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh than… Kịp thời chia sẻ thông tin với ngành Y tế để triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; triển khai thực hiện tốt việc quản lý đàn gia súc, gia cầm và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý. Bố trí kinh phí theo quy định cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương theo phương châm 4 tại chỗ. Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác quản lý đàn gia súc, gia cầm; tăng cường giám sát dịch bệnh; triển khai thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn./.

Tác giả: Vũ Nguyện

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập816
  • Hôm nay211,041
  • Tháng hiện tại3,588,171
  • Tổng lượt truy cập487,451,609
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây