Giải pháp để nông nghiệp tỉnh trở thành ngành kinh tế phát triển toàn diện

Thứ tư - 07/10/2020 15:16
(CTTĐTBP) - Trong 5 năm qua (2020-2025), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân nông thôn, nhất là vùng khó khăn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp vẫn chưa được khai thác triệt để.
tran van loc
Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Lộc báo cáo tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025
 
Từ thực tiễn phát triển…

Phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (diễn ra trong 3 ngày 1-3/10), Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Lộc cho biết những tiềm năng, ưu điểm và khó khăn, hạn chế đối với một số cây trồng chủ lực của tỉnh, lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

Theo báo cáo tham luận, năng suất cây điều bình quân của tỉnh chỉ đạt 1,35 tấn/ha, trong khi năng suất điều tối đa có thể đạt đến 4-5 tấn/ha, như vậy dư địa về năng suất còn đến 2,5 - 3,5 tấn/ha. Việc trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều chưa được quan tâm khai thác.

Đối với cây cao su, những năm qua, dù giá mủ liên tục giảm sâu nhưng ngành cao su của tỉnh vẫn phát triển ổn định, tuy nhiên giá trị gỗ cao su còn rất thấp và chủ yếu vẫn bán ở dạng nguyên liệu thô. Do gỗ cao su không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), nên khó xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
 
dieu
Năng suất cây điều bình quân của tỉnh chỉ đạt 1,35 tấn/ha
 
Cùng với việc giá hồ tiêu giảm sâu thì kỹ thuật và năng lực đầu tư của nhiều hộ còn gặp nhiều khó khăn. Các hộ vẫn canh tác truyền thống, không liên kết sản xuất, không theo các quy trình canh tác tiến bộ nên sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ để truy xuất, không đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu, nên đa số hạt tiêu chỉ bán cho thương lái với giá thành rất thấp và không ổn định.

Đối với cây ăn quả, khi giá sản phẩm cây trồng chủ lực của tỉnh giảm thì một số diện tích đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, trái cây là sản phẩm ăn trực tiếp nên muốn đầu tư phát triển ổn định, bền vững cần phải áp dụng tiêu chuẩn công nghệ cao vào sản xuất.

Về chăn nuôi, Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Lộc cho biết: Tỷ lệ chăn nuôi gia công còn cao, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ hiệu quả còn thấp, liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm an toàn còn chậm so với yêu cầu. Lâm nghiệp chưa phát triển tương xứng với lợi thế hiện có, đặc biệt về chế biến gỗ xuất khẩu và xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất chế biến gỗ. Về thủy sản, chưa tận dụng hết tiềm năng để khai thác, phát triển diện tích thủy sản trên diện tích bưng bàu, vùng hạ lưu hồ chứa.

…Đến giải pháp căn cơ

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, theo ông Trần Văn Lộc, trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh cần tập trung thực hiện những giải pháp căn cơ.
 
chan nuoi
Tiếp tục phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng bền vững
 
Trong đó, đối với cây điều tiếp tục khuyến cáo nông dân chuyển đổi nhanh từ hình thức hộ gia đình sang liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ, đẩy nhanh tiến độ tái canh vườn điều tạp, già cỗi, năng suất thấp, sử dụng giống điều mới năng suất cao để khai thác tiềm năng về năng suất, giá trị sản phẩm điều. Tập trung thực hiện các dự án thành phần của Đề án phát triển bền vững vùng điều để hỗ trợ các hộ trồng điều về cây, con giống, thực hiện trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều nhằm gia tăng giá trị trên đơn vị diện tích điều.

Đối với cây cao su, tập trung đánh giá, cấp chứng chỉ cho rừng cao su bền vững để bảo đảm tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, phục vụ xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gỗ cao su.

Về cây hồ tiêu, tiếp tục khuyến cáo nông dân chuyển đổi nhanh từ hình thức hộ gia đình sang liên kết sản xuất, tham gia các dự án sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường quốc tế như tiêu chuẩn hữu cơ, Rainforest Alliance. Chuyển đổi những diện tích không thích nghi sang cây trồng khác.

Sản xuất trái cây gắn với thị trường tiêu thụ và tiêu chuẩn của thị trường (kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu). Cần phải áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ cao vào sản xuất; khuyến khích người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Về chăn nuôi, tiếp tục phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để đạt được các mục tiêu về chăn nuôi trong giai đoạn 2020-2025, cần tập trung một số nhiệm vụ về quản lý, kỹ thuật, chính sách, khoa học và công nghệ, công tác thông tin, tuyên truyền. Cụ thể rà soát, điều chỉnh quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; triển khai và quản lý phát triển chăn nuôi theo các quy định của Luật chăn nuôi, Luật thú y.
 
Bên cạnh đó, tăng cường và nâng cao năng lực quản lý trong chăn nuôi, thú y; quản lý thức ăn, con giống, vật tư thú y; phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Thực hiện tốt các chính sách đặc thù của tỉnh; chính sách cho phát triển về giống, xử lý chất thải sau chăn nuôi; chính sách về ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất chăn nuôi công nghệ cao; đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến công nghiệp hiện đại; xây dựng các chuỗi sản xuất chăn nuôi, sản phẩm an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
 
nuoi long be
Cần phát triển nuôi lồng bè, nuôi mặt nước lớn phù hợp trên các hồ chứa thủy điện và thủy lợi
 
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất chăn nuôi; giám sát, kiểm soát, thông tin dịch bệnh, xét nghiệm chẩn đoán dịch bệnh; truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật; quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm động vật. Đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm; thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Về lâm nghiệp, thực hiện tốt các chỉ thị, kế hoạch, chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thực hiện quản lý chặt chẽ rừng và đất rừng, bảo vệ hiệu quả diện tích rừng. Tiếp tục tham mưu điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với các quy hoạch về sử dụng đất, đảm bảo tính ổn định cơ cấu tỷ lệ các loại rừng.

Tăng cường trách nhiệm quản lý, nâng cao năng lực và kỹ thuật cho các chủ rừng. Cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng, khoán để quản lý, bảo vệ rừng. Nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp thông qua xây dựng các vùng nguyên liệu và chế biến như: Liên kết theo mô hình hợp tác xã (hoặc tổ hợp tác), liên hiệp hợp tác xã kinh doanh rừng trồng bền vững; mô hình chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn... Xây dựng mạng lưới chế biến lâm sản và tiêu thụ lâm sản để sản xuất các sản phẩm tinh chế, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Về thủy sản, chú trọng đầu tư phát triển nuôi các loại thủy sản chủ lực có giá trị kinh tế, năng suất cao (cá lăng nha, cá chạch lấu, cá bống tượng, cá rô phi…). Huy động nguồn lực xây dựng và thực hiện một số dự án nhằm hình thành một số vùng nuôi chuyên canh tại khu vực kênh dẫn nước sau thủy điện Cần Đơn và hạ lưu hồ chứa, phát triển nuôi lồng bè, nuôi mặt nước lớn phù hợp trên các hồ chứa thủy điện và thủy lợi. Phát triển thủy sản đi đôi với ứng dụng khoa học công nghệ để cải tiến chất lượng con giống, nâng cao năng suất, sản lượng và môi trường thủy sản nuôi./.

Tác giả: Hải Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,170
  • Hôm nay70,889
  • Tháng hiện tại748,178
  • Tổng lượt truy cập446,143,300
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây