Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng tăng và đa dạng chủng loại, do nguồn gốc gây bệnh phát triển. Hầu hết các loại thuốc BVTV đang sử dụng hiện nay có nguồn gốc hoá học, độc hại cho môi trường, thiên nhiên và con người. Do đó, dự án mô hình chuyển giao này đã đáp ứng nhu cầu về sử dụng thuốc BVTV có tính an toàn, áp dụng hiệu quả trên diện rộng ở những vùng chuyên canh lớn tại Bình Phước.
Xưởng sản xuất thuốc trừ bệnh cây trồng từ nano bạc tại Cty Bảo Hướng Dương.
Ông Trần Thanh Sắc, chủ nhiệm dự án, cho biết: Cty Bảo Hướng Dương hiện đã hoàn tất xây dựng xưởng sản xuất áp dụng công nghệ này với quy mô 1.000 lít thuốc BVTV/ngày. Thuốc có tên là MIFUM 0.6DD, đặc trị bệnh cháy lá lúa, khô cổ gié lúa, lem lép hạt lúa; vàng lá, rụng lá, nấm hồng, loét sọc mặt cạo trên cây cao su; rỉ sắt,
|
Công nghệ sản xuất thuốc trừ bệnh cây trồng từ nano bạc sử dụng phương pháp khử hoá bức xạ ion hoá để tạo vật liệu nano kim loại. Bạc là kim loại có khả năng dẫn điện, nhiệt và tính sát khuẩn cao so với các kim loại khác. Khi ở kích thước nano, hoạt tính sát khuẩn của bạc tăng lên khoảng 50 nghìn lần so với dung dịch bạc. Bên cạnh đó, nano bạc nếu tương hợp với Chitosan tan (sản phẩm đề acetyl hoá chitin bằng dung dịch kiềm đặc) sẽ có hiệu lực diệt khuẩn cao. Tính ưu việt của công nghệ này là không sử dụng các hoá chất khử độc hại, an toàn cho người và cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không có dư lượng độc hại tồn dư trên nông sản và đem lại hiệu quả kinh tế. |
|
khô cành, khô quả, nấm rễ trên cà phê; chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu; nấm trái, thối đầu cành, đốm nâu và nấm cành trên cây thanh long. Ưu điểm vượt trội của loại thuốc này là không mùi, không độc nên thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng. Giá bán mỗi chai thuốc 500 ml là 65.000 đồng, trong khi các loại thuốc hoá chất BVTV có công dụng tương tự trên thị trường có giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba. Vì vậy, sử dụng loại thuốc này trong nông nghiệp vừa an toàn vừa hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Văn Châu cho biết thêm: Năm 2011, dự án được UBND tỉnh phê duyệt và cho triển khai từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học trung ương và vốn đối ứng của Cty Bảo Hướng Dương. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình chuyển giao đã cho ra những lô sản phẩm đầu tiên với kết quả khả quan. Hiện dự án đã hoàn tất khâu nghiệm thu cơ sở và sẽ sớm trình Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh, Bộ KH&CN thông qua để nhân rộng mô hình; đồng thời sản xuất đại trà, phân phối rộng rãi cho nông dân trên địa bàn tỉnh./.
Bùi Thanh Liêm