Dâng hương kỷ niệm 92 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng

Thứ tư - 27/10/2021 11:09
(CTTĐTBP) - Sáng 27/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tổ chức lễ dâng hương tại tượng đài Phú Riềng Đỏ nhân kỷ niệm 92 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam.
z2881000447289 0e1a2ae7a8ad003d0b6c46092b0d77a0
Các đại biểu cùng ôn lại kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam
 
Dự lễ dâng hương có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền; Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Trần Ngọc Thuận và Ban Tổng giám đốc Tập đoàn; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Tại vùng đất Phú Riềng Đỏ cách đây 92 năm (đêm 28, rạng ngày 29/10/1929), khu rừng bên suối đá Làng 3 đồn điền Thuận Lợi (nay là Đội 3 Nông trường cao su Tân Thành thuộc Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú) đã diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng, có tính lịch sử của Đảng và giai cấp công nhân Cao su Việt Nam. Đó là sự kiện Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập - Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ, một trong những chiếc nôi đầu tiên của phong trào đấu tranh cách mạng.
 
z2881000419348 a5160f13dfc91f26db4dd0c2f7692191
Lãnh đạo tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dâng hương tại đài tưởng niệm
 
Vào ngày 3/2/1930, hơn 5.000 phu cao su dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đã nổi dậy làm chủ đồn điền cao su Phú Riềng trong hơn 1 tuần lễ. Sự kiện này không chỉ gây rúng động Nam Kỳ, vang tới tận Paris (Pháp), mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với đội ngũ công nhân, trong đó có công nhân cao su Phú Riềng trong những năm 30 của thế kỷ trước.

Từ đó, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát triển mạnh hơn, nhất là phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su. Từ cuối năm 1930 và năm 1938, công nhân cao su trong các đồn điền: Quản Lợi, Xa Trạch, Xa Cát, Lộc Ninh, Đa Kia... lần lượt nổi dậy đấu tranh trực diện với chủ đồn điền đòi quyền dân sinh, dân chủ trong các đồn điền, buộc các chủ đồn điền phải giải quyết những yêu sách chính đáng của công nhân.

Phú Riềng Đỏ không chỉ có sức ảnh hưởng đến riêng công nhân cao su đồn điền, mà còn có tác động mạnh mẽ đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất này, giúp công nhân và đồng bào dân tộc trở nên gắn kết và họ ý thức tinh thần dân tộc, một lòng kiên trì với cuộc đấu tranh, cùng nhân dân cả nước chuẩn bị từng bước cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. 

Phát huy truyền thống “Phú Riềng Đỏ” anh hùng, ý chí cách mạng tiến công, đội ngũ công nhân cao su Việt Nam hôm nay đã dũng cảm đổi mới sáng tạo, tái cơ cấu ngành, mở rộng sản xuất kinh doanh với mục tiêu “Công nhân giàu - Tập đoàn mạnh”, đưa ngành cao su phát triển bền vững, phù hợp với quy luật khách quan và xu thế hội nhập quốc tế./.

Tác giả: Trần Thể

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,571
  • Hôm nay758,888
  • Tháng hiện tại17,710,192
  • Tổng lượt truy cập477,602,879
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây