Ổn định cuộc sống nhờ tín dụng chính sách

Thứ hai - 29/11/2021 15:42
Tự động phát:
(CTTĐTBP) - Trong tình hình dịch Covid-19 kéo dài, cuộc sống của người dân huyện Bù Đăng khó chồng thêm khó. Nhiều năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bù Đăng đã và đang thực hiện cho vay 14 chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đưa vốn chính sách đến với hàng ngàn hộ dân trên địa bàn huyện, giúp họ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
 

Tín dụng hiệu quả khi trao đúng đối tượng

Ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Từ Thanh Sơn ở thôn 9, xã Đức Liễu vẫn cần mẫn chăm sóc đàn dê của gia đình. Bởi đây là nguồn kinh tế chính để đảm bảo cuộc sống gia đình anh trong đại dịch. Từ ngày tiếp cận gói vay ưu đãi phát triển kinh tế với 75 triệu đồng, anh Sơn đã đầu tư xây dựng chuồng trại mới đảm bảo vệ sinh môi trường, thông thoáng. Phấn khởi khi mô hình nuôi dê được mở rộng, anh Sơn có niềm tin gia đình sẽ ổn định cuộc sống và phát triển hơn dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. 

Nhờ vốn vay từ Ngân hàng CSXH, gia đình anh Từ Thanh Sơn ở thôn 9, xã Đức Liễu đã đầu tư chuồng trại mới và phát triển đàn dê từ 45 con lên 125 con

Tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng, hộ ông Đặng Công Quý, thôn 9, xã Đức Liễu được hỗ trợ gói vay sinh viên để duy trì việc học tập cho 2 con. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng gia đình ông Quý có 2 con chăm chỉ học tập, con gái lớn hiện là sinh viên năm thứ 5, ngành y của Trường đại học Nguyễn Tất Thành và con trai là sinh viên năm 3, ngành Luật Thương mại Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Ông Quý cho biết: Hai ngành của 2 con đang theo học đóng học phí rất cao. Sau khi được tổ vay vốn chính sách của thôn khảo sát, gia đình tôi được duyệt hồ sơ nhanh chóng. 4 năm nay, gói vay này phần nào giúp gia đình bớt gánh nặng tài chính, việc học tập của các con được duy trì, đặc biệt là trong 2 năm nay kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Hiện gia đình đã vay vốn từ quỹ này được 125 triệu đồng.

Hơn 341 tỷ đồng đến với hộ khó khăn

Với mục đích chính là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng đã mở 16 điểm giao dịch tại các xã nhằm tạo thuận tiện trong việc đi lại và giải quyết các thủ tục của người dân. Nhờ đó, mỗi gói vay trong 14 chương trình tín dụng ưu đãi như cho vay hộ nghèo, học sinh, sinh viên, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn… được trao đúng đối tượng. 

Đến nay, Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng đã cho 10.737 hộ vay vốn ở 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với tổng 341,1 tỷ đồng. Dư nợ bình quân hộ vay trong toàn huyện là 32 triệu đồng. Xã có dư nợ cao nhất là Đắk Nhau với 966 hộ vay với tổng 39,9 tỷ đồng.

Ông HẠP TIẾN KHOA, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng

Ông Hạp Tiến Khoa, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng cho biết: Dù bị tác động xấu của dịch Covid-19 nhưng từ ngày 1/1/2021 đến nay, đơn vị đã cho 2.693 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay 77,8 tỷ đồng. Cụ thể, ngân hàng đã cho 429 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay 20,7 tỷ đồng. Đối với gói vay đào tạo nghề, tạo việc làm đã cho 112 lao động vay với tổng 4,1 tỷ đồng. Hỗ trợ 118 lượt sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay với kinh phí 2,8 tỷ đồng. Trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh ở nông thôn đã cho vay 28,1 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 2.868 công trình. Cho 469 hộ ở các xã thuộc vùng khó khăn vay với tổng 22,1 tỷ đồng. 

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ hơn 130 doanh nghiệp trên địa bàn huyện có lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội lập và hoàn thiện hồ sơ theo quy định để tiếp cận gói vay từ chương trình cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với hình thức tín chấp, lãi suất 0%, thời gian vay tối đa 12 tháng. Hiện đã cho 2 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vay 214 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho người lao động là 214 triệu đồng.

Trước dịch, việc chăn nuôi dê của gia đình tôi rất ổn định, từ khâu tìm đầu ra đến vận chuyển. Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, việc tìm thị trường tiêu thụ, vận chuyển dê thương phẩm gặp nhiều khó khăn. Được hỗ trợ vốn kịp thời, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, tiếp tục tìm các cơ hội mới trên thị trường để phát huy hiệu quả vốn vay.

Anh TỪ THANH SƠN, thôn 9, xã Đức Liễu

 

Mỗi hộ dân, doanh nghiệp khi được tiếp cận các gói vay từ tín dụng chính sách như gia đình anh Sơn, ông Quý, cuộc sống sẽ khởi sắc hơn, khó khăn phần nào được tháo gỡ. Điều đó cho thấy, những năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trên địa bàn và được ví như đòn bẩy kinh tế góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là trong điều kiện khó khăn do dịch Covid-19 như hiện nay./.

Tác giả: Theo Đài PT-TH&Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,243
  • Hôm nay266,609
  • Tháng hiện tại1,615,737
  • Tổng lượt truy cập447,010,859
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây