Cần tiếp tục hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 25/10/2019 08:14 1952
(CTTĐTBP) - Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270 của Thủ tướng Chính phủ đã được huyện Bù Gia Mập lồng ghép với các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa chung của toàn huyện; ban hành Đề án “Bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của dân tộc S’Tiêng giai đoạn 2013-2018”, qua đó đạt nhiều kết quả tích cực.
soc bom bo
Khu bảo tồn văn hóa S'Tiêng sóc Bom Bo (Bù Đăng)
 
Thông tin trên được đánh giá tại buổi giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về việc thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn huyện Bù Gia Mập. Đoàn giám sát do Trưởng Ban Dân tộc Điểu Điều làm trưởng đoàn.

Theo đó, huyện Bù Gia Mập đã gắn việc xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xác định vai trò chủ thể văn hóa trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt là người đồng bào dân tộc S’Tiêng bản địa. Trên địa bàn huyện, 100% xã có nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, 4 xã có trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Bù Gia Mập đã tập trung bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc S’Tiêng như: cồng chiêng, múa, các làn điệu dân ca; tổ chức được 12 lớp truyền dạy cồng chiêng, hát dân ca, múa dân gian tại 11 thôn và một trường học trên địa bàn huyện với 71 lượt người tham gia giảng dạy và 142 học viên theo học; hình thành đội văn nghệ dân gian tiêu biểu để có thể tham gia các hoạt động biểu diễn trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, khó khăn của huyện hiện nay là công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chưa đi vào chiều sâu, nguy cơ mai một, thất truyền luôn hiện hữu. Cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hóa trên địa bàn còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu; công tác vận động, xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hóa, nhất là văn hóa dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng tiêu cực tới ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân. Do đó, huyện kiến nghị HĐND và UBND tỉnh cụ thể hóa công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa; ban hành các chính sách hỗ trợ các nguồn lực địa phương trong bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Điểu Điều chia sẻ với những khó khăn mà địa phương gặp phải, ghi nhận những nỗ lực của địa phương trong việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn huyện. Đồng thời, đề nghị huyện bổ sung, cụ thể hóa các nội dung, chi tiết trong báo cáo theo đề nghị của các thành viên gửi về Ban Dân tộc HĐND tỉnh trong thời gian sớm nhất để Ban tổng hợp, bàn thảo với các sở, ngành liên quan./.

Tác giả bài viết: Phạm Quang - Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,403
  • Hôm nay145,689
  • Tháng hiện tại6,781,125
  • Tổng lượt truy cập393,324,178
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây