Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị

Thứ ba - 05/09/2023 16:46
(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 31/8/2023 về thực hiện Chương trình hành động số 42-CT17TU ngày 12/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh đã xây dựng 5 nhiệm vụ trọng tâm cho từng sở, ban, ngành và địa phương. Đó là thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế khu vực đô thị; áp dụng cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị; xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành.

Trong đó, với nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu cần thực hiện một số nội dung sau: tập trung tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển đô thị từng đô thị. Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc điều chỉnh chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh trên cơ sở quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị từng đô thị theo tiến độ quy hoạch chung đô thị được duyệt. Các đô thị nằm trong danh mục nâng loại đô thị giai đoạn 2021-2030 phải được phê duyệt chương trình phát triển đô thị mới được công nhận đô thị.

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các đô thị tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch đô thị, quy chuẩn về hạ tầng kỹ thuật đô thị và tiêu chuẩn về phân loại đô thị. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 22-24% và năm 2030 đạt khoảng 24-26%. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8m2 vào năm 2025, khoảng 8-10m2 vào năm 2030. Ưu tiên thực hiện các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: cây xanh đô thị, giao thông đô thị, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị.

Xây dựng các dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung đảm bảo khả năng kiểm soát, xứ lý ô nhiễm và an toàn chất lượng. Hoàn thiện hệ thống giám sát trung tâm để tiếp nhận dữ liệu từ hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đầu tư xây dựng hệ thông quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị và tổ chức hoạt động quan trắc theo mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt để phục vụ cho công tác quán lý Nhà nước về môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh.

Cải tạo thành phố Đồng xoài gồm: Hoàn thiện tiêu chuẩn phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng, nhất là về y tế, giáo dục đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị. Đến năm 2030, cơ bản giảm thiều tình trạng ngập úng, nâng cao năng lực thông hành chông ách tắc giao thông. Tổ chức lập các đồ án quy hoạch cái tạo chỉnh trang hoặc đồ án thiết kế đô thị dọc các suối Đồng Tiến, Tầm Vông, Suối Đá, Suối Rinh. Từ đó làm cơ sơ quản lý, tiến hành cải tạo chỉnh trang khu vực dân cư ven các suối. Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống các đập bậc thang hồ Suối Cam tạo trục cảnh.

Đầu tư phát triển hệ thống giao thông mang tính liên kết vùng và liên kết nội tỉnh; đầu tư khép kín các đường vành đai, đường xuyên tâm, hoàn thiện hệ thông giao thông nội thị theo quy hoạch được duyệt làm động lực phát triển lan tỏa ra vùng xung quanh đô thị.

Tăng cường đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng mạng bảo đảm khả năng kết nối cho các cơ quan và hệ thống thiết bị loT; đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính quyền số, hướng tới đô thị thông minh; tập trung xây dựng hạ tầng số trên nên tảng dữ liệu và đảm bảo kết nối, an toàn, hiệu quả, không trùng lặp; phát triển Trung tâm Điều hành thông minh; thu hút, bồi dưỡng nhân lực chuyển đổi số, các chuyên gia phân tích dữ liệu để khai thác dữ liệu được chia sẻ hiệu quả...

UBND tỉnh yêu cầu các nhiệm vụ nêu trên cần được triển khai đầy đủ, nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, kiểm soát và giảm mức độ ô nhiễm trong đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, cập nhật xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiên của địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này, từng bước nâng cao chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ môi trường; hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong xây dựng, phát triển đô thị theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập728
  • Hôm nay110,504
  • Tháng hiện tại3,487,634
  • Tổng lượt truy cập487,351,072
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây