Hơn 74.422 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập

Thứ sáu - 16/06/2023 09:47
(CTTĐTBP) - Ngày 15/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có báo cáo về tổng kết thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) và định hướng triển khai năm 2023. 

Ngày 05/3/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Văn bản số 793/BTTTT-THH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ CNSCĐ tại địa phương. Qua hơn 1 năm thực nhiện triển Kế hoạch, các địa phương đã tích cực, nồ lực thiết lập, đưa vào hoạt động các Tổ CNSCĐ, dần hình thành Mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số trên toàn quốc.

Hơn 74.422 Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập

Theo báo cáo, tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ CNSCĐ đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 74.422 Tổ CNSCĐ và 348.362 thành viên, trong đó 52/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã. Mỗi Tổ CNSCĐ có khoảng 04 đến 09 thành viên, trong đó Tổ trưởng các tổ dân phố, Công an khu vực, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên các chi đoàn, đoàn cơ sở và doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng nòng cốt.

Các thành viên của Tổ CNSCĐ có nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” biết, hiểu và thực hiện 5 nội dung kỹ năng số cơ bản: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng; sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương.

Để trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các thành viên Tổ CNSCĐ, trong tháng 9/2022, Bộ TT&TT đã phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các địa phương, doanh nghiệp công nghệ số tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho 255.545 thành viên Tổ CNSCĐ tại 59/63 địa phương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Với sự hỗ trợ của Mạng lưới Tổ CNSCĐ, nhận thức, kỹ năng số cơ bản của người dân đã cải thiện, góp phần đạt được những thành quả ban đầu của công cuộc chuyên đổi số quốc gia, đặc biệt trong việc triển khai các nền tảng số quốc gia, quy mô toàn quốc, tác động trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm của người dân như: Nền tảng VNelD, Nền tảng học trực tuyến MOOCs, cổng dịch vụ công quốc gia, Nền tảng thanh toán trực tuyến, Nền tảng tuyển sinh trực tuyến, Nền tảng khám chữa bệnh từ xa... Cũng thông qua Tổ CNSCĐ, các chủ trương, chính sách và chỉ đạo về công tác chuyển đổi số quốc gia từ Trung ương tới địa phương mà trực tiếp là người dân được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

Bình Phước: Chiến dịch 92 ngày đêm - Tổ CNSCĐ đi tùng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn từng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến
 
anh 2
Thành viên nòng cốt của Tổ CNSCĐ là các bạn đoàn viên thanh niên nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và am hiểu về công nghệ thông tin
Cụ thể, tỉnh Bình Phước đã triển khai thành lập 956 Tổ CNSCĐ với hơn 5.400 thành viên tham gia; thiết lập kênh truyền thông Zalo “CNCĐ Bình Phước” với sự tham gia của 116 thành viên từ cấp tỉnh đến thôn, ấp. Bên cạnh đó, cấp xã cũng thiết lập kênh Zalo riêng cho toàn bộ thành viên trong Tổ CNSCĐ thôn, ấp, tạo nên mạng lưới hồ trợ đều khắp, sát với thực tế, giải quyết các vướng mắc từ cơ sở. Các Tổ CNSCĐ tô chức tuyên truyền, hướng dẫn, hồ trợ người dân tham gia sử dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, UBND tỉnh Bình phước ban hành Kế hoạch số 170/KH-UBND triển khai chiến dịch cao điểm 92 ngày đêm (từ ngày 01/6 đến ngày 31/8/2022) nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và đẩy mạnh chuyên đổi số để phát triến chính quyền số, cũng như nỗ lực tạo ra bứt phá, thành công trong thực hiện chuyển đối số theo các mục tiêu của tỉnh Bình Phước đã đặt ra năm 2022. Kết thúc chiến dịch 92 ngày đêm, tỉnh đã thiết lập tài khoản khai thác sử dụng cống dịch vụ công, tập huấn chữ ký số, các ứng dụng số cho 163.410 người dân. Nhờ đó, toàn Tỉnh đã có hơn 220 doanh nghiệp, hợp tác xã đưa 466 sản phấm lên các sàn thương mại điện tử; ngành thuế đã chuẩn hóa dữ liệu hóa đơn điện tử cho hơn 8.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Chiến dịch 92 ngày đêm của Bình Phước đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc triển khai thực hiện dịch vụ trực tuyến, xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh và tạo được sự đồng thuận và triển khai quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã thông qua hoạt động của Tổ CNSCĐ. Đây là cơ hội để thực hiện tốt hơn nữa cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua kinh nghiệm thực tiễn này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh và vai trò người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, các Tổ CNSCĐ trong việc hỗ trợ triển khai xây dựng chính quyền điện tử, thúc đấy chuyến đối số tại địa phương.

Tiếp tục thúc đẩy hoạt động Mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn quốc

Ngay tại báo cáo tổng kết, Bộ TT&TT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động quyết định việc tổ chức triển khai hoạt động của Tổ CNSCĐ tại địa phưong, vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế chuyến đối số và các điều kiện đặc thù của địa phuơng.

Bên cạnh đó, Bộ đề nghị các địa phương cần phải phát triển Tổ CNSCĐ tại địa phương với tinh thần "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người ” với 05 nhiệm vụ cơ bản: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thiết lập mỗi người dân một tài khoản dịch vụ công trực tuyến và một kho dữ liệu cá nhân trực tuyến để sử dụng dịch vụ công, chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước; mua sắm trực tuyến gắn với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhận diện các trang mua sắm trực tuyến tin cậy; thanh toán trực tuyến an toàn, tiện lợi, tránh bị lừa đảo mất tiền, gắn với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân; tự bảo vệ mình trên không gian mạng, tránh trường hợp bị lừa đảo trực tuyến, bị đánh cắp dữ liệu cá nhân; sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương.

Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các địa phương triển khai sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ CNSCĐ để định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết hằng năm, kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động của Tổ CNSCĐ.

Kết quả nêu trên là một kết quả đặc biệt đột phá. Tổ CNSCĐ mang tính toàn dân, là đặc trưng Việt Nam, là điểm khác biệt của Việt Nam, là tiền đề cho những kết quả đột phá về chuyển đối số trong tương lai./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,974
  • Hôm nay465,433
  • Tháng hiện tại17,416,737
  • Tổng lượt truy cập477,309,424
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây