Hội thảo chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tiến trình phát triển đô thị bền vững

Thứ sáu - 17/06/2022 08:32
(CTTĐTBP) - Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng của tiến trình phát triển bền vững đô thị. Do vậy, chiều ngày 16/6/2022, trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Hội thảo chuyên đề 2 được tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tiến trình phát triển đô thị bền vững”.
 
Quang cảnh hội thảo
Hội thảo có sự chủ trì của các đồng chí: TS. Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban KTTW; PGS.TS. Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Xây dựng; Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Thomas Lê, Thành viên Ban điều hành Liên minh hợp tác công – tư phát triển đô thị thông minh; Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT đồng chủ trì.

Hội thảo quy tụ sự tham gia của khoảng 150 đại biểu trực tiếp tại điểm cầu chính cùng hơn 350 đại biểu trực tuyến là các chuyên gia, các nhà khoa học; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp...

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Hội thảo hôm nay có ý nghĩa quan trọng, với mục đích tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan hoạch định, thực thi chính sách, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế để cung cấp thêm luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho thể chế hóa và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đô thị hóa và phát triển đô thị nêu tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/01/2022, của Bộ Chính trị về “quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đồng chí nêu rõ, trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị những năm qua, hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đã được quan tâm đầu tư, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, cho đến nay hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu; chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng; chưa đa dạng phương thức kết nối vùng và bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, cho đến nay hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu; chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng; chưa đa dạng phương thức kết nối vùng và bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn. Tỉ lệ đất dành cho giao thông ở mức thấp; các tuyến đường sắt đô thị chậm tiến độ, chưa đưa vào sử dụng; hệ thống vận tải công cộng vận hành hiệu quả thấp  An ninh, an toàn về nguồn nước, chất lượng nước, tính liên tục trong cấp nước chưa được bảo đảm, nhiều nơi người dân đô thị còn thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn, xâm nhập mặn; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị còn nhiều hạn chế, mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thoát nước đô thị, tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý tại đô thị chỉ đạt khoảng 13%, phần lớn các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động dưới công suất 50% công suất thiết kế và xây dựng; tình trạng ngập úng đô thị thường xuyên xảy ra, kể cả đối với đô thị miền núi. Xử lý chất thải rắn đa số vẫn bằng phương pháp chôn lấp, có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Hạ tầng chiếu sáng đô thị tại các đô thị trung bình và nhỏ chất lượng chưa cao. Tỷ lệ cây xanh đô thị Việt Nam chỉ bằng 1/5 trung bình thế giới, thấp hơn nhiều so với các nước có đô thị phát triển. Chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng; chưa đa dạng phương thức kết nối vùng; chưa tận dụng tốt địa hình, địa lý để phát triển giao thông như đường thủy, nội địa, đường sắt; liên kết nội đô thị và liên kết vùng đô thị chủ yếu dựa trên hệ thống giao thông đường bộ; giao thông cá nhân chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong giao thông đô thị. Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, công viên cây xanh, sân chơi cho người dân còn thiếu, chỉ tiêu thấp hơn so với quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững của Việt Nam trong thời gian tới, Nghị quyết 06-NQ/TW đã đề ra mục tiêu “kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại”, đồng thời có riêng 1 nhóm nhiệm vụ về “phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu” với nhiều định hướng giải pháp cụ thể như: Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2030. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật diện rộng, hạ tầng số; Đầu tư tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long; Tăng cường khai thác sử dụng hệ thống không gian ngầm, công trình ngầm đô thị, không gian đa chức năng của đô thị; xây dựng, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số đồng bộ tại các đô thị tương đương với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; Cấu trúc lại hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị; Nâng cấp, cải tạo, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội hiện đại tại đô thị và mạng lưới cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội. Nghị quyết 06 cũng nhấn mạnh nhiệm vụ “đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh”.

Hội thảo tập trung thảo luận chuyên sâu xoay quanh những vấn đề về kinh nghiệm trong triển khai chuyển đổi số của địa phương gắn với yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo; hạ tầng số cho đô thị tương lai; giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự đô thị; xây dựng xã hội carbon thấp và thông minh; định hướng xây dựng dự án phát triển đô thị bền vững, thông minh và đáng sống; phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau các báo cáo chính, Hội thảo cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc gắn kết giữa chuyển đổi số với xây dựng đô thị thông minh; về phát triển hạ tầng đô thị xanh, thông minh, đô thị sinh thái; về những lưu ý khi áp dụng các công nghệ số, nền tảng số tại các đô thị; về kinh nghiệm của một số địa phương trong thực hiện chủ trương quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị… Cùng nhau trao đổi, thảo luận về vấn đề thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị; những vấn đề cần quan tâm khi áp dụng các công nghệ và nền tảng số trong xây dựng các dự án phát triển đô thị bền vững, thông minh và đáng sống… và một số vấn đề liên quan khác.

Hội thảo “Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tiến trình phát triển đô thị bền vững” là nơi để các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội trao đổi, thảo luận quan điểm chuyên sâu, độc lập, đa chiều, mang tính xây dựng của mình về những vấn đề đã và đang được đặt ra. Qua đó góp phần đưa Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống đồng thời gắn với công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị. Do vậy, đồng chí Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong, đề nghị Ban Tổ chức, các vụ, cục liên quan của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan tiếp thu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét các đề xuất, xử lý các kiến nghị liên quan để phục vụ việc triển khai cụ thể hóa các chủ trương của Đảng nêu trong Nghị quyết 06, góp phần xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy nhanh, hiệu quả tiến trình đô thị hóa và phát triển bên vững đô thị Việt Nam trong thời gian tới./.

Tác giả: T.T (Kinh tế Trung ương)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay95,758
  • Tháng hiện tại20,650,171
  • Tổng lượt truy cập480,542,858
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây