Thông tư quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá

Thứ ba - 28/05/2024 08:59 683
(CTTĐTBP) - Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 28/2024/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.
Thông tư quy định cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh phê duyệt, ban hành kế hoạch kiểm tra.

Chậm nhất vào ngày 31/12 hằng năm, trên cơ sở đề xuất của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra đảm bảo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 68 Luật giá. Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư này. Ngay sau khi kế hoạch kiểm tra được Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh ban hành, cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến từng đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra.

Thông tư cũng quy định trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra và báo cáo cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra thông báo bằng văn bản kế hoạch tiến hành kiểm tra, kèm theo quyết định kiểm tra đến đối tượng kiểm tra, chậm nhất 05 ngày trước khi công bố Quyết định kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm).

Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập dự thảo biên bản kiểm tra trên cơ sở báo cáo của thành viên đoàn kiểm tra. Biên bản kiểm tra gồm các nội dung về đặc điểm, tình hình chung của đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn kiểm tra và thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải được lập trong thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật giá. Biên bản kiểm tra phải có ý kiến của đối tượng kiểm tra. Trường hợp đối tượng kiểm tra vắng mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc từ chối ký Biên bản kiểm tra thì phải có đại diện chính quyền cơ sở nơi tiến hành kiểm tra hoặc người chứng kiến ký, xác nhận việc lập biên bản kiểm tra và ghi rõ việc đối tượng kiểm tra không ký Biên bản kiểm tra. Trường hợp không có chữ ký của những người này, biên bản vẫn được lập và ghi rõ lý do.

Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thẩm định giá thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiện báo cáo cơ quan ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định, chỉ đạo kịp thời các cơ quan chuyên môn, đơn vị thực hiện xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra theo thẩm quyền. Đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra để kịp thời khắc phục các sai phạm (nếu có).

Thông tư số 28/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024./.

Tác giả bài viết: Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập656
  • Hôm nay59,477
  • Tháng hiện tại5,649,689
  • Tổng lượt truy cập404,935,669
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây