Triển khai Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030

Thứ tư - 02/08/2023 10:45
(CTTĐTBP) - Ngày 02/8, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến năm 2030.

Việc xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Phước để thực sự là công cụ của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội về giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù của NHCSXH. Thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội và các chương trình tín dụng đặc thù theo điều kiện thực tế tại địa phương; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do NHCSXH cung cấp. Tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách xã hội hằng năm khoảng 10%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5%. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, ưu tiên bố trí cơ sở vật chất, tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác cho tín dụng chính sách và chuyển qua NHCSXH để triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kỹ năng để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản trị điều hành, tác nghiệp; triển khai kịp thời các sản phẩm, dịch vụ của NHCSXH nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông mới, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện 08 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

(1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

(2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

(3) Tập trung huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

(4) Triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

(5) Tổ chức thực hiện, duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù.

(6) Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát.

(7) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

(8) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tín dụng chính sách xã hội và Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030.

Trong đó, tập trung rà soát, nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp tình hình thực tế của địa phương; hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động của NHCSXH. Đồng thời, hằng năm căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tham mưu UBND trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp xem xét, ưu tiên bố trí một phần từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương. Tổ chức các cuộc vận động vì người nghèo đến các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân để huy động bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo, các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả về chính sách tín dụng ưu đãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng truyền thông đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục trên các ấn phẩm báo chí về hướng dẫn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kỹ thuật sản xuất cho Nhân dân; phổ biến các mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu tại địa phương./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập893
  • Hôm nay163,626
  • Tháng hiện tại6,592,533
  • Tổng lượt truy cập451,987,655
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây