Đề xuất kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác

Thứ hai - 02/03/2020 17:55
(CTTĐTBP) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác.
Bộ Nội vụ cho biết ngày 25/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (Luật số 52/2019/QH14), trong đó tập trung vào một số vấn đề lớn có liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể: sửa đổi, bổ sung thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại điểm c Khoản 2 Điều 1 (đối tượng áp dụng); bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về đảng (Khoản 10 Điều 2 - Nguyên tắc xử lý kỷ luật); quy định đối với trường hợp này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại; đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền tại Khoản 5 Điều 20.

Bộ Nội vụ nhận thấy, quy định như dự thảo là bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm thực hiện đúng quy định được giao. Thực tế cho thấy, để bảo đảm nguyên tắc công tác cán bộ là công tác của đảng thì hầu hết các vị trí lãnh đạo trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp hiện nay đều là đảng viên (một số ít chưa là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập). Những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị trí lãnh đạo và vì vậy, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật đảng đối với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của Đảng. Hơn nữa, quy định như dự thảo sẽ tránh phức tạp về trình tự, thủ tục, thẩm quyền do đã có kết luận về sai phạm, hình thức xử lý kỷ luật cũng đã được xác định rõ và do đó không phải thực hiện các quy định về thành lập Hội đồng kỷ luật, triệu tập họp… rất khó khả thi.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thực hiện sau khi xử lý kỷ luật đảng là giới hạn đối tượng bị xử lý kỷ luật so với Luật, theo đó những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng không phải là đảng viên nay đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác sẽ không xử lý kỷ luật hành chính.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,972
  • Hôm nay98,901
  • Tháng hiện tại9,923,163
  • Tổng lượt truy cập455,318,285
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây