Quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Thứ sáu - 01/12/2023 10:55
(CTTĐTBP) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vừa ban hành quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Quy định số 1240-QĐ/TU ngày 27/11/2023).

Đối tượng áp dụng

Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng khác trong cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập và tương đương thuộc tỉnh, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị cấp huyện.

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là công tác đào tạo lý luận chính trị và quản lý công tác đào tạo lý luận chính trị đối với cán bộ. Bám sát chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo lý luận chính trị và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, tiêu chuẩn, theo phân cấp và phù hợp với chức vụ, chức danh cán bộ. Đào tạo phải gắn với công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong đào tạo lý luận chính trị, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng. Học tập lý luận chính trị, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đang đảm nhận. Đề cao vai trò tự học và tôn trọng nguyện vọng hợp lý của cán bộ trong việc tự túc kinh phí, liên hệ, lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và đúng quy định. Đồng thời, đảm bảo sự phân công, phân cấp và phối hợp trong tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gồm: hệ tập trung; hệ không tập trung hoặc học bằng hình thức online. Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. Đào tạo lý luận chính trị, đại học và sau đại học theo chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Nội dung bồi dưỡng gồm: bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tin học, ngoại ngữ…

Quy trình, tuyển chọn cán bộ đi đào tạo lý luận chính trị 

Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định để xác định nhu cầu cán bộ cần đào tạo lý luận chính trị (gửi kèm danh sách chi tiết học viên) đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy căn cứ kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của năm trước, các đề xuất, kiến nghị, nhu cầu đào tạo của các cơ quan, đơn vị, địa phương để tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm kế tiếp.

Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện phân bổ chỉ tiêu đào tạo cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị cho từng đơn vị.

Căn cứ kế hoạch của Ban Tổ chức Trung ương, thông báo phân bổ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chỉ tiêu được phân bổ, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp hồ sơ cán bộ tham gia dự tuyển (theo đúng danh sách cán bộ đã xây dựng, đăng ký ở bước 1; trong trường hợp thay thế cán bộ đi học, các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi văn bản nêu rõ lý do) và gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định trước khi trình Thường trực Tỉnh ủy xem xét quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. 

Trên cơ sở danh sách cán bộ tham gia dự tuyển cao cấp lý luận chính trị, danh sách cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (nếu có) đã được Thường trực Tỉnh ủy thống nhất, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu văn bản gửi kèm hồ sơ cán bộ dự tuyển về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực II theo quy định (đối với hồ sơ dự tuyển cao cấp lý luận chính trị); căn cứ kết quả duyệt sinh hồ sơ, giấy báo nhập học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, của Học viện Chính trị khu vực II, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu quyết định cử cán bộ đi học theo phân cấp quản lý cán bộ...

Tác giả: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay337,450
  • Tháng hiện tại20,891,863
  • Tổng lượt truy cập480,784,550
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây