Diện tích cây lâu năm của tỉnh tiếp tục tăng

Thứ sáu - 29/06/2018 18:27
(CTTĐTBP) - 6 tháng đầu năm 2018, diện tích cây lâu năm của tỉnh tiếp tục tăng nhưng không lớn, tăng chủ yếu ở các loại cây ăn trái; diện tích cao su, cà phê, tiêu và điều ổn định.
Cay an trai
Năng suất, sản lượng của nhóm cây ăn quả tương đối ổn định.
 
Theo Cục Thống kê tỉnh, ước tính 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh hiện có 413.228 ha cây lâu năm, tăng 0,56% (2.312 ha) so với 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó, cây ăn quả các loại hiện có 8.831 ha, tăng 5,01% (422 ha) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây ăn quả tăng là do một số diện tích được trồng mới từ diện tích trồng cây hàng năm; năng suất, sản lượng của nhóm cây này tương đối ổn định, số diện tích cho năng suất thấp đã được thay thế bằng các loại cây khác có năng suất chất lượng cao.

Đối với cây công nghiệp lâu năm, toàn tỉnh hiện có 403.714 ha, tăng 0,48% (1.921 ha) so với cùng kỳ năm 2017. Cây điều 134.674 ha, tăng 317 ha, sản lượng ước đạt 123.834 tấn, tăng 27.021 tấn. Cây hồ tiêu 16.638 ha, tăng 228 ha; sản lượng ước đạt 26.673 tấn, giảm 7.095 tấn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết, sâu bệnh, mưa nhiều tiêu ít bông cũng như việc giá tiêu giảm, việc đầu tư chăm sóc có phần hạn chế dẫn đến sản lượng tiêu giảm. Cây cao su 236.349 ha, tăng 412 ha, sản lượng ước đạt 103.283 tấn, tăng 4.259 tấn. Cây cà phê 16.053 ha, tăng 965 ha, sản lượng cà phê 6 tháng đầu năm chưa thu hoạch.

6 tháng đầu năm 2018, công tác bảo vệ thực vật đã được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm. Do đó, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng đều ở mức hại nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Một số sâu bệnh phát sinh gây hại nổi bật trên các loại cây trồng như: Cây lúa chủ yếu là sâu rầy nâu; cây hồ tiêu chủ yếu là bệnh chết nhanh, chết chậm diễn ra ở huyện Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh và thị xã Bình Long. Cây cà phê có bệnh khô cành, rệp sáp, rỉ sắt, mọt đục cành. Trên cây điều xuất hiện các loại sâu đục thân, bọ xít muỗi, bọ đục chồi, bệnh thán thư, bọ trĩ. Các loại sâu bệnh hại trên cây cao su là nấm hồng, loét sọc miệng cạo, nứt thân xì mủ, bệnh phấn trắng. Trên cây ăn trái chủ yếu xuất hiện ruồi đục trái, xì mủ thân, thán thư. Trên rau màu của bà con thường bị sâu xanh, bọ nhảy, ruồi đục trái, thán thư... gây hại./.

Tác giả: Thế Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,848
  • Hôm nay710,129
  • Tháng hiện tại18,532,465
  • Tổng lượt truy cập478,425,152
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây