Tăng cường chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
Ông Nguyễn Hoàng Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phú Riềng, cho biết: Toàn huyện hiện có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Do đó, đến năm 2020, huyện xác định nâng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng lên 18%, thương mại - dịch vụ 24%, nông nghiệp giảm xuống còn 58%. Phấn đấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt trên 18%, cơ sở thương mại – dịch vụ tăng 7,64%, nông nghiệp 6%. Thu ngân sách bình quân tăng 2 - 3% so với kế hoạch tỉnh giao. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị và năng suất cao; đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ngày 4/8/2015, huyện Phú Riềng chính thức công bố đi vào hoạt động. Ảnh: Hồng Sơn.
Để hoàn thành mục tiêu và các tiêu chí đặt ra, huyện định hướng đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng kỹ thuật cao, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chuyển dần sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa. Chú trọng phát triển các dịch vụ ngành nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản; ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Huy động các nguồn lực, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đến sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đô thị gắn với phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ - thương mại để phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, phát triển đô thị và nông thôn mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng ở các khu dân cư tập trung. Quy hoạch và xây dựng khu thương mại - dịch vụ của huyện; phát triển mạng lưới chợ ở các xã theo quy hoạch chung. Trong đó, nhiệm vụ trước mắt là huyện sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là các tuyến đường giao thông đô thị. Quy hoạch, xây dựng và cơ bản hoàn thành Trung tâm hành chính của huyện.
Phấn đấu các xã đạt chuẩn nông thôn mới
Theo ông Nguyễn Hoàng Hùng, ngoài việc tăng cường chuyển dịch mạnh mẽ các thành phần kinh tế, mục tiêu đến năm 2020 là toàn huyện có 4 xã trở lên đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và 1 xã được nâng cấp lên thị trấn. Cũng như các huyện, thị xã khác trong tỉnh, Phú Riềng sẽ tập trung mọi nguồn lực cho Chương trình mục quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; đầu tư tập trung, tránh phân tán, dàn trải. Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội.
Song song đó là quy hoạch tổng thể hạ tầng giao thông, đô thị, khu dân cư và khu hành chính của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai. Quản lý xây dựng
Theo Nghị quyết số 931 ngày 15/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập huyện mới Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước, thì huyện Phú Riềng có tổng diện tích tự nhiên 67.497 ha, dân số 92.016 người, gồm 10 xã: Long Bình, Bình Tân, Bình Sơn, Long Hưng, Phước Tân, Bù Nho, Long Hà, Long Tân, Phú Trung, Phú Riềng. Sau khi điều chỉnh, huyện Bù Gia Mập còn lại tổng diện tích tự nhiên 106.116 ha, dân số 72.907 người, gồm 8 xã: Bình Thắng, Bù Gia Mập, Đa Kia, Đắk Ơ, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Phước Minh. Như vậy, hiện tại địa giới hành chính của tỉnh Bình Phước có 11 huyện, thị xã với 111 đơn vị hành chính cấp xã (92 xã, 14 phường và 5 thị trấn). |
theo quy hoạch trong các khu dân cư, điểm dân cư nông thôn; thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra việc xây dựng các công trình, nhà ở... đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ các khu vực đã được quy hoạch, đất dự trữ phát triển sau năm 2020.
Về thiết chế văn hóa - xã hội và y tế, Đảng bộ huyện đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 90%; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,71%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 18%, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,9%. Để làm tốt công tác chăm lo sức khỏe cho người dân, huyện định hướng đến năm 2020 đạt 5 giường bệnh/vạn dân, 2,5 bác sỹ/vạn dân, đạt chuẩn 100% số trạm y tế theo bộ tiêu chí quốc gia (10/10 trạm).
Về giáo dục, phấn đấu phổ cập giáo dục bậc mầm non và tiểu học, trung học cơ sở đạt 100%. 14/42 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, chiếm 33,33%. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao chất lượng và chuẩn hoá nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rà soát tổng thể hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp các bậc học để có kế hoạch từng bước đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập. Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập./.
Nhật Phong