Lao đao vì rớt giá
Hiện nay, người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch. Thay vì vui mừng, người trồng lại chua chát vì tình trạng rớt giá. Giá cà phê nhân khô hiện dao động ở mức 28.500-29.000 đồng/kg, giảm hơn 10 ngàn đồng/kg so thời điểm năm ngoái và giảm hơn 7.000 đồng/kg so thời điểm cách đây 1 tháng. Với giá này, người trồng từ hòa vốn đến lỗ nặng.
Cây cà phê được "cứu lỗ" nhờ trồng xen trong vườn điều.
Gia đình anh Nông Văn Táy (xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng) có hơn 2 ha cà phê 6 năm tuổi, trồng xen dưới tán điều. Vụ này anh đã đầu tư cho vườn hơn 80 triệu đồng, gồm tiền phân bón 3 đợt, công chăm sóc, bơm tưới nước, xịt thuốc, bẻ chồi… “Năm nay, vườn nhà tôi ước tính thu 3 tấn nhân khô. Sau khi trừ tất cả chi phí, may ra tôi hòa vốn”, anh Táy nói.
Bi đát hơn, gia đình anh Trần Đình Thừa (ngụ cùng xã) không những thua lỗ, mà còn oằn mình trả lãi suất tiền vay nóng 100 triệu đồng đầu tư chăm sóc 3 ha cà phê
|
Theo Sở KH&CN tỉnh, toàn tỉnh hiện có trên 14.738 ha cà phê; phần lớn được trồng, canh tác chưa đúng kỹ thuật (mật độ dầy, giống hỗn tạp, bệnh hại nhiều…) làm giảm năng suất, chất lượng không cao. Thời gian qua, Sở đã phối hợp Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện nghiên cứu phát triển mô hình cà phê theo hướng GAP trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước giúp nông dân cải tạo vườn, phát triển bền vững. |
|
7 năm tuổi. Anh Thừa rầu rĩ cho biết: “Năm nay, vườn nhà tôi thu khoảng 5-5,5 tấn nhân khô. Sau khi trừ chi phí chăm sóc và công thu hái, số tiền còn lại không đủ trả lãi suất vay nóng hàng tháng. Gia đình rơi vào cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho vụ sau”.
Sở dĩ người trồng cà phê năm nay lỗ nặng là do một phần rớt giá, một phần do giá cả vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và tiền thuê nhân công tăng cao hơn mọi năm. Trong khi đó, việc tạm trữ cà phê chờ tăng giá để bán là không thể, vì đa phần nông dân không đầu tư bằng vốn tự có, đành ngậm đắng bán rẻ để trả nợ.
Ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình, cho biết: “Tổng diện tích cà phê của xã 657,2 ha. Vụ mùa năm nay giá bán giảm, đời sống bà con vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, đất canh tác của bà con trong xã chủ yếu là đất nông nghiệp được tách ra khỏi lâm phần (theo quy hoạch 3 loại rừng) chưa được cấp sổ đỏ, nên không thể thế chấp ngân hàng vay vốn đầu tư tái sản xuất”.
Cây điều cứu lỗ
Trong khi nhiều hộ trồng cà phê thua lỗ, thì anh Nông Văn Táy vẫn có lời nhờ trồng xen trong vườn điều. Dù vụ cà phê năm nay hòa vốn, nhưng gia đình còn 2 ha điều chưa thu hoạch. Anh Táy phấn khởi cho biết: “Vụ điều năm nay (diễn ra từ 12/2013 đến 2/2014 âm lịch –PV), 2 ha điều của gia đình sẽ cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn. Nếu tính bình quân 20.000 đồng/kg điều thô, gia đình thu lời khoảng 50 triệu đồng. Trong khi đó, gia đình không phải tốn một đồng chi phí đầu tư cho cây điều, vì khi bón phân và tưới nước cho cây cà phê, cây điều được hưởng lợi gián tiếp”.
Nhiều nông dân tích trữ cà phê chờ tăng giá.
Ghé thăm vườn cà phê 1 ha của gia đình ông Lê Văn Tốt (xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về sự mượt mà và sai trái của vườn cà phê này. Ông Tốt chia sẻ: “Vườn cà phê của gia đình được Trạm khuyến nông huyện chọn điểm chăm sóc theo hướng ghép cải tạo và thay thế những cây gốc xấu bằng những dòng vô tính chọn lọc cho năng suất cao, cây phát triển tốt".
Theo đánh giá của Trạm khuyến nông huyện Bù Đăng, cà phê trồng theo hướng này ít sâu bệnh, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ đậu trái cao và to. Ngoài ra, vườn cà phê của ông Tốt được trồng xen trong vườn điều, nên cây cà được hưởng bóng mát từ cây điều, giảm lượng nước tưới. Ngược lại, cây điều cũng được hưởng nguồn dinh dưỡng, nước tưới từ cây cà nên năng suất tăng lên. Dù cà phê có tụt giá, hộ trồng vẫn có lời nhờ cây điều tương hỗ.
Nhật Phong – Xuân Nguyên