Xây dựng phương án giải quyết thủ tục hải quan khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Thứ tư - 30/06/2021 20:02

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong thời gian qua Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị tăng cường thực hiện các giải pháp, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phòng, chống dịch Covid-19; thường xuyên cập nhật và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 và địa phương nơi đơn vị hải quan đóng trụ sở.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện một số nội dung, phương án nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch có hiệu quả và đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt, không để gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tại các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục

Theo đó, các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan thành lập các tổ, nhóm nghiệp vụ theo dõi ảnh hưởng của dịch Covid-19 để kịp thời tổng hợp, báo cáo, xử lý các khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan theo thẩm quyền.

Thực hiện phân công, bố trí một phần cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý luân phiên làm việc trực tuyến, từ xa theo hướng dẫn tại Công văn số 3756/BTC-TCCB ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính về việc triển khai công việc trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, Công văn số 2558/TCHQ-VP ngày 27/5/2021 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Công văn số 2657/TCHQ-CNTT ngày 31/5/2021 của Tổng cục Hải quan về thực hiện làm việc trực tuyến và vận hành các hệ thống CNTT.

Trường hợp dịch bệnh phức tạp cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải cách ly, điều trị dẫn đến thiếu hụt nhân sự trong việc giải quyết thủ tục hải quan, tuỳ theo tình hình thực tế, Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Tổng cục xem xét bổ sung, điều động tạm thời cán bộ, công chức từ nơi khác (Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác hoặc các Vụ/Cục thuộc Tổng cục Hải quan) đến hỗ trợ nơi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xây dựng phương án ứng phó, hạn chế tiếp xúc

Tổng cục Hải quan giao Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và chỉ đạo của chính quyền địa phương, chủ động xây dựng phương án ứng phó với dịch Covid-19 nhằm đảm bảo việc thông quan hàng hoá không bị gián đoạn.

Cụ thể như, thành lập các tổ, nhóm nghiệp vụ theo dõi ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn quản lý để kịp thời tổng hợp, báo cáo, xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan theo thẩm quyền. Trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì báo cáo Tổng cục Hải quan để được xem xét hướng dẫn.

Thiết lập bộ phận hoặc đơn vị làm việc dự phòng có thể thực hiện thay nhiệm vụ của đơn vị bị sự cố do Covid-19. Trường hợp không thể bố trí được đơn vị dự phòng thì có thể bố trí công chức làm việc luân phiên hoặc chia bộ phận làm việc hiện tại thành các bộ phận riêng biệt đảm bảo giãn cách để có bộ phận thực hiện thủ tục hải quan trong trường hợp một khu vực làm việc bị cách ly, phong tỏa không thực hiện được nhiệm vụ.

Đối với các khâu nghiệp vụ, công việc có thể làm việc trực tuyến, làm việc từ xa thì bố trí cho công chức làm việc trực tuyến, từ xa.

Liên hệ cơ quan chính quyền và cơ quan y tế địa phương để tiêm vắc xin Covid-19 sớm cho lực lượng tuyến đầu, thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp và các lực lượng khác khi giải quyết thủ tục hải quan. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại tất cả các nơi cán bộ công chức làm việc để đảm bảo hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Yêu cầu toàn bộ người đến làm thủ tục hải quan phải thực hiện khai báo y tế theo quy định.

Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc hướng dẫn người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai, nộp hồ sơ hải quan, hồ sơ liên quan đến miễn giảm, hoàn thuế, không thu thuế cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, đảm bảo mọi hoạt động giao dịch giữa công chức hải quan và doanh nghiệp được thực hiện trên hệ thống hoặc thông qua điện thoại, không tiếp xúc trực tiếp.

Trường hợp phải tiếp nhận công văn, chứng từ giấy, các Chi cục Hải quan bố trí một vị trí riêng tại đơn vị để tiếp nhận hồ sơ, chứng từ đảm bảo tách biệt với các bộ phận nghiệp vụ và công chức làm ở vị trí này phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phòng chống dịch theo đúng quy định.

Tại các Chi cục Hải quan có trụ sở làm việc chung với các sở ban, ngành khác tại cửa khẩu, đề nghị cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục hải quan làm việc với đơn vị quản lý để bổ trí lối đi riêng cho chi cục, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm.

Đối với công chức tại các bộ phận kiểm tra thực tế, giám sát hải quan, tuần tra, kiểm soát phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phòng chống dịch Covid (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, quần áo bảo hộ, kính chống giọt bắn, máy đo thân nhiệt...) khi thực hiện nhiệm vụ.

Đối với việc kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; kiểm tra báo cáo quyết toán, tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn quản lý của từng Chi cục Hải quan để thực hiện đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Trường hợp, do dịch bệnh phải giãn cách, cách ly không thực hiện kiểm tra được, yêu cầu đơn vị báo cáo cụ thể về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

Ứng phó trong trường hợp Chi cục Hải quan thuộc đối tượng giãn cách, cách ly

Bên cạnh đó, trường hợp Chi cục Hải quan thuộc đối tượng giãn cách, cách ly, ngoài các biện pháp nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chủ động nghiên cứu, bổ sung các biện pháp sau vào phương án ứng phó trong trường hợp này nhằm đảm bảo thông quan hàng hoá.

Thông báo cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn biết để có phương án thực hiện thủ tục hải quan phù hợp, khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các chi cục hải quan không thuộc đối tượng giãn cách, cách ly hoặc thực hiện thủ tục hải quan ngay tại cửa khẩu.

Chủ động trong phương án nhân sự, bố trí cán bộ tiếp nhận, thực hiện thủ tục hải quan thay thế cán bộ không thể làm việc trong trường hợp cán bộ xử lý thủ tục phải cách ly điều trị Covid-19.

Bố trí đầy đủ công chức thực hiện công tác nghiệp vụ hải quan để thay thế cho các bộ phận, chi cục không thể làm việc trong trường hợp toàn bộ công chức tại các bộ phận hoặc tại chi cục phải cách ly điều trị Covid-19.

Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế thì đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc chi cục hải quan quản lý các địa điểm kiểm tra tập trung thực hiện kiểm hóa hộ.

Các đơn vị chủ động chuẩn bị các trang thiết bị dự phòng thay thế trong trường hợp chi cục hải quan cửa khẩu, khu vực hải quan cửa khẩu bị cách ly, giãn cách do Covid-19, đồng thời căn cứ tình hình thực tế, địa bàn quản lý, hoạt động để điều phối, phân luồng hàng hoá, phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan tại các chi cục hải quan khác đảm bảo việc thực hiện thủ tục hải quan đúng quy định của pháp luật tránh ách tắc và đảm bảo việc lưu thông hàng hoá.

Tác giả: Hải Quan Việt Nam

Nguồn tin: Hải quan Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,141
  • Hôm nay34,629
  • Tháng hiện tại6,463,536
  • Tổng lượt truy cập451,858,658
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây