GDP 9 tháng năm 2018 tăng cao nhất trong 8 năm

Thứ sáu - 28/09/2018 14:57
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2018 đạt 6,98% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 8 năm qua.
Trong 9 tháng, xuất khẩu hàng hóa tăng 15,4%, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8%.
Trong 9 tháng, xuất khẩu hàng hóa tăng 15,4%, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8%.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết như trên tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 9 tháng  năm 2018, sáng 28/9, tại Hà Nội.
“Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2018”, Tổng cục trưởng khẳng định.
"Theo đó, các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu tiếp tục là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Năng lực sản xuất của nền kinh tế được mở rộng, tạo đà cho kinh tế nước ta phát triển trong những năm tới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện…”, Tổng cục trưởng nhấn mạnh.
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III năm 2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,46%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,61% và khu vực dịch vụ tăng 6,87%. Tăng trưởng quý III/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý III/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý III các năm 2011-2016 .
Tổng cục Thống kê chỉ ra, tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2018 tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Lạm phát ổn định, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu hàng hóa tăng 15,4%, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8%. Tiêu dùng cuối cùng tăng cao 7,09%, tích lũy tài sản tăng 7,71%.
Tính đến ngày 20/9/2018, tăng trưởng tín dụng ở mức 9,52% so với cuối năm 2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,74% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,59%); huy động vốn tăng 9,15% (cùng kỳ năm 2017 tăng 10,08%), thanh khoản đồng Việt Nam của toàn hệ thống vẫn tiếp tục được đảm bảo, hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ về cơ bản ổn định và thông suốt.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%, đóng góp 48,7%; khu vực dịch vụ tăng 6,89%, đóng góp 42,5%. Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,49%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04%.

Xét về góc độ sử dụng GDP 9 tháng năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2017; tích lũy tài sản tăng 7,71%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,52%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,22%.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế khác đã cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế: Theo báo cáo của Nikkei, tâm lý kinh doanh vẫn rất lạc quan khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) luôn ở mức mở rộng. Chỉ số này tăng từ mức 51,6 điểm trong tháng 3, đạt đỉnh 55,7 điểm trong tháng 6 và giữ ở mức cao 53,7 điểm trong tháng 8.

Kết quả này báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe của lĩnh vực sản xuất và các điều kiện kinh doanh đã tăng suốt từ tháng 1 năm 2016. Ngoài ra, đầu tư của khu vực tư nhân dự kiến được hưởng lợi từ việc Việt Nam đã tăng 14 bậc trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2018. Theo Nikkei, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong tháng 8 nhưng mức độ tăng nhỏ hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2018 tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 tăng 12%). Tỷ lệ tồn kho ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng là 63,8%, là mức tồn kho thấp nhất nhiều năm qua  Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2018 tăng 1,1% so tháng trước và tăng 3% so với cùng thời điểm năm trước./.
 Tags: kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập715
  • Hôm nay149,155
  • Tháng hiện tại11,039,996
  • Tổng lượt truy cập470,932,683
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
Tổng cục Thống kê
Phân mềm giao việc_Taskgov
Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành
Chiến lược phát triển TKVN
Tuyển dụng năm 2022
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây