Hướng dẫn thực hiện chương trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ trên địa bàn khó khăn

Thứ sáu - 08/09/2023 09:44

(CTTĐTBP) - Ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 3452/QĐ-BYT về ban hành hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.


Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhằm mục tiêu chung là cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Chương trình phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 5%. Trên 80% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung vi chất dinh dưỡng; trên 80% phụ nữ mang thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được cung cấp miễn phí vi chất dinh dưỡng từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh. Tăng tỷ lệ trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50%; tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đạt trên 80%...

Tại hướng dẫn trên, Bộ Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Đối tượng hỗ trợ trực tiếp gồm: Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; trẻ em dưới 16 tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Hỗ trợ thông qua các phương thức: Trực tiếp đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp cận với các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng...).

Hỗ trợ can thiệp trực tiếp trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi cải thiện bữa ăn học đường, theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng...

Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi và người chăm sóc.

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động “cải thiện dinh dưỡng” trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng được hưởng lợi, đạt mục tiêu và hiệu quả, đúng quy định về nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các hoạt động cải thiện dinh dưỡng, truyền thông, nâng cao năng lực và giám sát đánh giá, cũng như bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động cải thiện dinh dưỡng. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động theo định kỳ, đột xuất.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình dinh dưỡng và điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động về cải thiện dinh dưỡng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với tỉnh nhận kinh phí của trung ương, Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tỉnh còn lại, Sở Y tế tham mưu UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch riêng về hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, hoặc kế hoạch lồng ghép trong kế hoạch chung về dinh dưỡng tại địa phương./.

Tác giả: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,030
  • Hôm nay75,775
  • Tháng hiện tại1,620,472
  • Tổng lượt truy cập437,424,091
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây