(CTTĐTBP) - Ngày 23/6, UBND tỉnh
yêu cầu khẩn trương tăng cường các giải pháp kiểm soát phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm đến ngày 13/6/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 ổ DTLCP tại 16 hộ chăn nuôi của 9 xã trên địa bàn 6 huyện, thị xã (Bù Đăng, Hớn Quản, Phước Long, Bù Gia Mập, Phú Riềng và Đồng Phú) với tổng số heo tiêu hủy 789 con/41.839,9kg. Tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp, riêng từ ngày 28/5/2021 đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 3 hộ của xã Tân Hưng, 1 hộ tại xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú và 3 hộ tại xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa áp dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, mua con giống không rõ nguồn gốc; hoặc sử dụng thức ăn dư thừa, thu gom từ chợ, nhà hàng; hoặc phát sinh từ ổ dịch cũ, chưa có vắc-xin tiêm phòng... Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục xảy ra trên dịa bàn tỉnh là rất cao.
Để kiểm soát, khống chế tốt DTLCP, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng các sở, ngành liên quan khẩn trương tăng cường các biện pháp kiểm soát phòng chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y; các văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT; Kế hoạch số 297/KH-UBND ngày 07/12/2020, Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 18/01/2021 và Công văn số 930/UBND-KT ngày 23/3/2021 của UBND tỉnh. Trong đó, tập trung một số nội dung sau:
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn và UBND cấp xã tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn; bố trí đầy đủ kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP. Khi phát sinh dịch bệnh trên địa bàn, thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch và thực hiện các biện pháp cấp
Theo thông tin của Cục Thú y, trong 5 tháng đầu năm 2021, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 915 xã của 202 huyện thuộc 43 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy tổng cộng 50.624 con lợn. |
bách phòng chống bệnh DTLCP theo quy định của pháp luật về thú y và các chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.
Thực hiện phong tỏa ngay ổ dịch, tiêu hủy ngay đàn lợn bị bệnh, chết và tiến hành thực hiện ngay biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng và các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch bệnh khác theo K hoạch số 297/KH-UBND ngày 07/12/2020 của UBND tỉnh. Thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống các xã đang có dịch đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, không để dịch tiếp tục phát sinh và lây lan.
Rà soát, thống kê, lập danh sách cụ thể các hộ chăn nuôi lợn, số lượng lợn chăn nuôi trên địa bàn. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn đến tận cơ sở chăn nuôi. Huy động các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cộng đồng tham gia giám sát dịch bệnh. Khi phát hiện lợn bị bệnh, có dấu hiệu nghi ngờ bệnh DTLCP thì báo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh lấy mẫu xác định mầm bệnh, đồng thời xử lý kịp thời ổ dịch phát sinh, không để lây lan diện rộng.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP đối với lợn, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học; tuyên truyền người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ, không mua bán lợn, các sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, kiểm soát giết mồ để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thú y tăng cường công tác kiểm soát giết mổ gia súc trên địa bàn quản lý; kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, đầu vào tại các cơ sở giết mổ gia súc. Thực hiện nghiêm các quy định kiểm soát giết mổ tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch bệnh theo quy định từ cấp xã đến cấp huyện; khi có dịch bệnh phát sinh thực hiện báo cáo hàng ngày (từ 15 giờ đến 16 giờ) về tình hình dịch bệnh, tiến độ, kết quả xử lý ổ dịch về Sở NN&PTNT (thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh).
UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. Duy trì đoàn công tác đến các địa phương thực hiện chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc, chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh động vật.
Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cử cán bộ chuyên môn kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương có bệnh DLTCP nhưng chưa qua 21 ngày để phối hợp, hướng dẫn, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dây dưa kéo dài. Cấp phát hóa chất từ nguồn hỗ trợ của Trung ương theo đề nghị của các địa phương để xử lý, khống chế ổ dịch theo quy định. Tiếp tục bố trí cán bộ chuyên môn trực phòng chống dịch bệnh động vật; khi nhận được thông tin dịch bệnh từ các địa phương, nhanh chóng phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm xác định mầm bệnh, kịp thời xử lý triệt để, không để lây lan diện rộng.
Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn theo quy định pháp luật về thú y và các văn bản hướng dẫn của Cục Thú y, Bộ NN&PTNT. Tiếp tục tăng cường phối hợp Cảnh sát giao thông trực 24/24 giờ tại các chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời Tân Lập và Chơn Thành. Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra - vào địa bàn tỉnh qua các chốt.
UBND tỉnh đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã, thành phố và các thành viên phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng chống bệnh DTLCP theo quy định đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm./.