Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 02/2021

Thứ ba - 30/03/2021 09:49
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 02/2021.
Trong tháng 02/2021, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 04 Nghị định của Chính phủ và 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

2. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

3. Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

4. Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ngày ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 05/2021/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 08 tháng 02 năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng;

2. Quyết định số 06/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2021 bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật.

HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng và Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP và Nghị định số 95/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 16 Điều về quản lý vật liệu xây dựng, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Phát triển vật liệu xây dựng: Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng; Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng; (3) Sử dụng và quản lý chất lượng vật liệu xây dựng: Sử dụng vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng; Sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng; Quản lý việc xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng; Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng; (4) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021), Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020) và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương và 46 Điều quy về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng; (3) Dự toán xây dựng công trình; (4) Dự toán gói thầu xây dựng; (5) Định mức xây dựng; (6) Giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng; (7) Cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng; (8) Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; (9) Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng; (10) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; (11) Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng; (12) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP; (2) Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Nghị định này để quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án ngoài quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2021.

Nghị định này thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Bãi bỏ khoản 3 Điều 7 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước).

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 2 Điều 45 Luật Biển Việt Nam năm 2012 và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 51/2014/NĐ-CP và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương và 45 Điều quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển; (3) Thu hồi khu vực biển, chấm dứt hiệu lực quyết định giao khu vực biển; (4) Phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền sử dụng khu vực biển; (5) Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Ban hành kèm theo nghị định Phụ lục các biểu mẫu, cụ thể: (1) Đơn đề nghị giao/công nhận khu vực biển; (2) Đơn đề nghị gia hạn thời hạn sử dụng khu vực biển; (3) Đơn đề nghị trả lại hoặc trả lại một phần khu vực biển; (4) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; (5) Sơ đồ khu vực biển đề nghị giao, công nhận, trả lại một phần khu vực biển; (6) Quyết định về việc giao khu vực biển; (7) Quyết định về việc cho phép trả lại khu vực biển; (8) Quyết định về việc thu hồi khu vực biển; (9) Sơ đồ khu vực biển (được ban hành kèm theo Quyết định giao, công nhận, trả lại một phần, thu hồi khu vực biển hoặc phục vụ cho hoạt động lập hồ sơ để quản lý); (10) Phiếu tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ; (11) Thông báo về việc nộp tiền sử dụng khu vực biển.

4. Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá như sau: (i) Bổ sung Điều 7a về nghĩa vụ ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá của thẩm định viên về giá hành nghề; (ii) Bổ sung Điều 8a về yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá; (iii) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 10 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; (iv) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; (v) Bổ sung Điều 12a  về giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá; (vi) Bổ sung Điều 12b về kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; (vii) Sửa đổi, bổ sung điểm a, đ và e khoản 1, điểm a và c khoản 2 Điều 14 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; (viii) Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; (ix)  Sửa đổi, bổ sung điểm đ, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 17 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; (x) Bổ sung khoản 3 Điều 27 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; (2) Điều khoản chuyển tiếp; (3) Điều khoản thi hành.

5. Quyết định số 05/2021/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 08 tháng 02 năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2021.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 8 Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng về việc quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị thành phố Đà Nẵng.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 07 Điều quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng, cụ thể: (1) Phân cấp cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng; (2) Lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; (3) Lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; (4) Thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; (5) Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; (6) Cập nhật, công bố, lưu trữ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; (7) Điều khoản thi hành.

6. Quyết định số 06/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2021 bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2021.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật không còn phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều: (i) Bãi bỏ 47 văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật; (ii) Điều khoản thi hành./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,114
  • Hôm nay126,843
  • Tháng hiện tại10,593,434
  • Tổng lượt truy cập455,988,556
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây