Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm

Thứ ba - 02/03/2021 11:24 576
(CTTĐTBP) - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết với 4 chương, 91 điều.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 
Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020 và thay thế các Nghị định sau: 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Có 2 hình thức xử phạt chính theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP là: Cảnh cáo và phạt tiền và 2 hình thức xử phạt bổ sung gồm: (1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; (2) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định 10 biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đó là: (1) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; (2) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; (3) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; (4) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; (5) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; (6) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; (7) Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật; (8) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi; (9) Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định; (10) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp./.

Tác giả bài viết: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,172
  • Hôm nay162,927
  • Tháng hiện tại7,042,883
  • Tổng lượt truy cập380,163,220
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây