Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy

Thứ hai - 19/06/2023 08:15

(CTTĐTBP) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, thay thế Nghị định số 45/2018/NĐ-CP.

33333333 1686882819511854702010
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy


Bộ Tài chính cho biết, qua hơn 04 năm triển khai thực hiện, quy định tại Nghị định số 45/2018/NĐ-CP và công tác quản lý, sử dụng, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã phát sinh những hạn chế, bất cập cần được giải quyết, khắc phục để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác đối với các tài sản này. Một số khó khăn, bất cập chủ yếu bao gồm:

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm:

a) Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy.

b) Hành lang bảo vệ luồng.

c) Cảng thủy nội địa.

d) Bến thủy nội địa.

đ) Khu neo đậu ngoài cảng.

e) Kè, đập giao thông.

g) Báo hiệu đường thủy nội địa.

h) Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Nghị định chưa làm rõ việc giao, quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số loại tài sản: (i) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được hình thành từ dự án sử dụng vốn nhà nước, được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì việc giao tài sản cho đối tượng quản lý, việc xử lý tài sản (giao, điều chuyển) thực hiện theo quy định về xử lý đối với tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; (ii) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; (iii) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do đối tượng khác (thuộc các Bộ, ngành khác ngoài Bộ Giao thông vận tải) quản lý và các tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý nhưng đã bán, chuyển nhượng, xác định giá trị tài sản để tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa thì việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản được thực hiện theo quy định nào.

Thứ hai, việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa chưa phản ánh hết tính chất đặc thù của từng loại tài sản, chủ yếu hiện nay thực hiện theo phương thức trực tiếp tổ chức khai thác tài sản, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện và chưa thực sự phát huy được hiệu quả nguồn lực tài chính từ khai thác tài sản công này; theo đó cần phải sửa đổi, bổ sung về phương thức khai thác, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo hướng: (i) Quy định cụ thể về phạm vi của phương thức khai thác (bao gồm toàn bộ hay cả trường hợp khai thác một phần của từng tài sản); (ii) Sửa đổi về thẩm quyền trình tự, thủ tục thực hiện theo hướng tăng cường phân cấp, cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo một số hình thức (như: Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao; bán tài sản) không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực tế hiện nay; đồng thời một số loại tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc thay đổi quy hoạch loại ra khỏi danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhưng chưa có cơ chế để thực hiện chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; một số loại tài sản trong quá trình thực hiện xử lý cần phải có ý kiến của đối tượng bị ảnh hưởng có liên quan…; theo đó cần phải sửa đổi, bổ sung về hình thức xử lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện cho phù hợp với đặc thù tài sản và thực tế hiện nay.

Vì vậy, việc Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (thay thế cho Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ) là cần thiết và có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng, khai thác có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,440
  • Hôm nay973,614
  • Tháng hiện tại8,576,387
  • Tổng lượt truy cập453,971,509
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây