"Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực thủ công mỹ nghệ có quyền, nghĩa vụ gì?

Thứ hai - 19/06/2023 08:17

(CTTĐTBP) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

nghe nhan 16868857004851326065658

Bộ Công Thương cho biết, đối với lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, chủ thể nghệ nhân là những người kế thừa, lưu giữ và truyền dạy nghề thủ công mỹ nghệ do các thế hệ cha ông để lại. Tôn vinh nghệ nhân và tạo điều kiện để nghệ nhân hành nghề, truyền nghề cho thế hệ sau nhằm giữ gìn và phát huy giá trị tinh hoa các nghề thủ công mỹ nghệ của dân tộc.

Triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân từ năm 2007 trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ đến thời điểm hiện nay, Bộ Công Thương đã đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” 04 đợt, tổng số 214 cá nhân (22 Nghệ nhân nhân dân, 192 Nghệ nhân ưu tú).

Việc xét và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” đối với các cá nhân thực hành nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần gìn giữ, trao truyền và phát triển nghề, các hoạt động vinh danh trên tạo động lực to lớn cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ, góp phần quan trọng trong việc phát triển an sinh xã hội tại địa phương, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. 

Một số vướng mắc 

Tuy nhiên, qua quá trình xét tặng danh hiệu theo Nghị định số 123/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số vướng mắc sau:

Việc bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước không đủ để triển khai tổ chức xét và trao tặng cũng như chưa quy định cụ thể nguồn, hạch toán và mức chi, thiếu căn cứ để đề nghị bố trí kinh phí tổ chức xét tặng tại Hội đồng các cấp.

Cần làm rõ tiêu chuẩn “Được giải thưởng hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức”; đề nghị bổ sung thành tích nghệ nhân tham gia trùng tu các bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử được xếp hạng từ cấp tỉnh trở lên hoặc được sử dụng làm quà tặng đối ngoại cho hoạt động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. 

Tỷ lệ phiếu bầu của các thành viên Hội đồng các cấp phải đạt từ 90% trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng là cao, với Hội đồng có 09 thành viên thì tỷ lệ phải đạt 9/9 là 100%.

Do thời gian xét tặng của Hội đồng các cấp được thực hiện trong 02 năm, có trường hợp nghệ nhân có làm hồ sơ đề nghị nhưng đến khi được phong tặng thì nghệ nhân đó đã qua đời. Vì vậy, trong Nghị định mới cần có quy định hướng dẫn xét và trao tặng đối với trường hợp này.

Từ những lý do trên cho thấy việc ban hành Nghị định quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực thủ công mỹ nghệ là hết sức cần thiết. Sự ra đời của Nghị định tạo cơ sở pháp lý nhằm đưa việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo những tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục nhất định, đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện các quy định của luật. Đồng thời khắc phục những hạn chế trong thời gian qua trong công tác xét tặng, phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

Quyền và nghĩa vụ của "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

Dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 20 điều, trong đó nêu rõ "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" có các quyền và nghĩa vụ sau: 

1- Được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 

2- Được tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động truyền và dạy nghề, trình diễn, trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. 

3- Cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.

4- Cá nhân có nghĩa vụ gìn giữ hiện vật khen thưởng, truyền và dạy nghề; không ngừng hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề. 

5- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5,150
  • Hôm nay922,492
  • Tháng hiện tại8,525,265
  • Tổng lượt truy cập453,920,387
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây