Đề xuất thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện bình ổn giá

Thứ năm - 07/12/2023 11:27
(CTTĐTBP) - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá, Bộ Tài chính đề xuất cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện bình ổn giá.
 
a4 17017641796871351532230 (1)
 

Theo dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có trách nhiệm quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, đề xuất, tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện bình ổn giá theo phân công của Chính phủ và quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giá theo thẩm quyền đối với các mặt hàng thóc tẻ, gạo tẻ; phân đạm, phân DAP, phân NPK; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; vắc- xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp tham mưu, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá theo phân công của Chính phủ và quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền đối với các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

Bộ Y tế quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành trong việc tham mưu Chính phủ và tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá phù hợp với quy định của pháp luật để bình ổn giá.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành trong việc tham mưu Chính phủ và tổ chức thực hiện đối với biện pháp tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật để bình ổn giá.

Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quyết định; quyết định các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Giá như sau:

a) Điều hòa cung cầu một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn;

b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá hàng hóa, dịch vụ;

d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Căn cứ điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Dự thảo đề xuất, căn cứ để điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá như sau:

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội; quy định của pháp luật về cơ chế quản lý hàng hóa, dịch vụ;

Ảnh hưởng của giá hàng hóa, dịch vụ đến đời sống kinh tế, xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đời sống người dân;

Tình hình công tác quản lý hàng hóa, dịch vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Tính chất của hàng hóa, dịch vụ cần bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;

Tính khả thi của việc thay đổi cơ chế quản lý đối với hàng hóa, dịch vụ.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay253,308
  • Tháng hiện tại9,683,447
  • Tổng lượt truy cập469,576,134
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây