Đề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

Thứ ba - 18/07/2023 14:56

(CTTĐTBP) - Việc dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một nhằm mục đích chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, sự chủ động, tính tự tin, độc lập cho trẻ trong học tập; hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp - ứng xử xã hội cho trẻ.

anh trang 11 dt15 1689577056799925764478

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

5 nội dung dạy học

Theo dự thảo, chương trình dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số gồm các  nội dung cụ thể sau: 1. Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một; 2. Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản; 3. Hình thành và phát triển năng lực nghe - nói; 4. Hình thành và phát triển năng lực đọc; 5. Hình thành và phát triển năng lực viết.

Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Đối với nội dung "Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một": Trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học: không gian lớp học, trường học; phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập.

Nội dung "Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản" gồm: Kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn cũng như trong không gian lớp học, trường học.

Đối với nội dung "Hình thành và phát triển năng lực nghe – nói": Trẻ biết sử dụng một số lời nói cơ bản trong nghi thức giao tiếp để tự giới thiệu, làm quen, hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản. Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi.

Về nội dung "Hình thành và phát triển năng lực đọc": Rèn kĩ thuật đọc đúng: cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách. Củng cố việc nhận dạng và đọc được chữ cái đơn (một âm ghi bằng một chữ) là chữ in thường, các chữ số từ 1- 9.

Về "Hình thành và phát triển năng lực viết": Dạy trẻ biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm cầm bút chì bằng 3 đầu ngón tay, biết  tô chữ và chữ số trên vở ô li. Thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.

Thời gian học tối đa 1 tháng

Dự thảo, thời gian thực hiện dạy học không quá 80 tiết học, tối đa là 01 tháng thực học trong thời gian hè (tháng 7, 8 hằng năm), trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian hợp lí.

Linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong việc sử dụng ngữ liệu dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện và tâm lí trẻ.

Đa dạng hóa các hoạt động dạy và học (hoạt động múa hát, đọc thơ, vè và đồng dao; hoạt động tô, vẽ tranh; hoạt động kể chuyện….) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,709
  • Hôm nay517,747
  • Tháng hiện tại18,340,083
  • Tổng lượt truy cập478,232,770
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây