Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ
Dự thảo quy định cụ thể tiền lương để tính hưởng chế độ
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi sĩ quan nghỉ hưu. Khi tính bình quân tiền lương của tháng, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm sĩ quan hưởng chế độ hưu trí.
b) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5; Điều 7; khoản 2 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6; khoản 1, khoản 2 Điều 7 và khoản 3 Điều 8 Thông tư này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước thời điểm sĩ quan nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang công chức quốc phòng.
c) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần nêu tại điểm a, điểm b nêu trên bao gồm: Tiền lương theo cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2; điểm b khoản 1 Điều 5; Điều 7 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 4, khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian công tác để tính quy đổi quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư này để hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian công tác trong Quân đội (gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng) có tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn hoặc làm nghề, công việc được xếp điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
c) Thời gian công tác hướng dẫn tại điểm a, điểm b nếu bị đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.
Cách tính thâm niên nghề đối với sĩ quan được thực hiện theo Thông tư số 224/2017/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng.
Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 3 tháng không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu
Dự thảo cũng quy định, chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số ..../2024/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
a- Tuổi để xác định sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm, được hưởng trợ cấp một lần phải trước hạn tuổi cao nhất quy định tại điểm ... khoản ... Điều ... Luật số ..../2024/QH15 ít nhất là 01 năm (đủ 12 tháng), được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi sĩ quan hưởng lương hưu hằng tháng.
b) Trường hợp sĩ quan được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, nhưng thời gian tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi hưởng lương hưu không đủ 12 tháng theo hướng dẫn nêu trên, có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu) hoặc nghỉ chuẩn bị hưu không hết thời gian quy định, được cấp có thẩm quyền giải quyết, nếu đủ điều kiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này thì được hưởng trợ cấp 1 lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi. Khi được cấp có thẩm quyền quyết định hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi thì không được hưởng khoản tiền chênh lệch giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
Trường hợp, trong các loại hồ sơ của sĩ quan không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 7 năm sinh của đối tượng để làm căn cứ tính tuổi nghỉ hưu.
c) Cấp bậc quân hàm sĩ quan để xác định hạn tuổi cao nhất tương ứng là trần quân hàm quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm tại thời điểm có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) của cấp có thẩm quyền, theo quyết định tổ chức biên chế, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan.
d) Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP như sau:
Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi tính theo công thức:
Trợ cấp cho số năm công tác tính theo công thức:
đ) Các trường hợp không được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm
- Không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP; được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số ..../2024/NĐ-CP.
- Sĩ quan còn đủ điều kiện phục vụ tại ngũ và Quân đội còn nhu cầu bố trí, sử dụng nhưng xin nghỉ hưu trước tuổi do nhu cầu cá nhân.
- Sĩ quan bị kỷ luật hình thức giáng chức, cách chức, giáng cấp quân hàm.
- Sĩ quan đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Cũng theo dự thảo, cách xác định thời hạn để xem xét, đề nghị thăng quân hàm, nâng lương đối với sĩ quan khi có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số ..../2024/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
Thời hạn để xem xét, đề nghị thăng quân hàm đối với sĩ quan: thời gian giữ cấp bậc quân hàm tối thiểu phải từ đủ 13 tháng trở lên (đối với cấp Thiếu úy); tối thiểu phải từ đủ 25 tháng trở lên (đối với cấp Trung úy, Thượng úy); tối thiểu phải từ đủ 32 tháng trở lên (đối với cấp Đại úy, cấp tá).
Thời hạn để xem xét, đề nghị nâng lương đối với sĩ quan: thời gian giữ cấp bậc quân hàm hoặc đã nâng lương lần 1 tối thiểu phải từ đủ 25 tháng trở lên (đối với cấp Trung úy, Thượng úy); tối thiểu phải từ đủ 32 tháng trở lên (đối với cấp Đại úy, cấp tá).
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
Sĩ quan chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định số ..../2024/NĐ-CP; được hướng dẫn thực hiện như sau:
Được miễn thi tuyển trong các trường hợp sau:
a) Sĩ quan nguyên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước được chuyển về các cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi nhập ngũ;
b) Sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được sắp xếp việc làm đúng ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
Sĩ quan chuyển ngành được cấp tiền tàu xe (loại thông thường) từ đơn vị về cơ quan mới.
Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng./.