Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam bộ, có hơn 41 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen với nhau, những ngày qua nhiều khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và người dân đã tham gia tích cực trong việc chọn cử những đại biểu ưu tú, đủ năng lực, tâm huyết để tham gia đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đại biểu là người dân tộc với trang phục truyền thống (S’tiêng)
tham gia bầu cử tại Thôn 2 Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (Ảnh Báo tiền Phong).
Ngày hội toàn dân tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (23/5) trên toàn tỉnh đã diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, đúng luật và đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Già làng Điểu Rét bỏ phiếu tại điểm bầu cử ấp Bù Tam,
xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp (Ảnh Báo BP)
Ông Chàm Sa, dân tộc Chăm, người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Phú Riềng
tìm hiểu thông tin về các ứng cử viên trước khi vào bầu cử (Ảnh Báo BP)
Với hơn 700 ngàn cử tri tham gia bầu cử tại 933 tổ bầu cử. Ngày 26/5 vừa qua, Bình Phước là tỉnh đầu tiên công bố kết quả 60 đại biểu trúng cử HĐND khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có 4 đại biểu người dân tộc thiểu sô. Góp phần cho thành công của ngày hội bầu cử, các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể và cơ quan làm công tác dân tộc các cấp đã triển khai, phổ biến tuyên truyền sâu rộng những thông tin liên quan về cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đ/c Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc, thông tin về bầu cử cho đại biểu
người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hớn Quản
Lồng ghép thông qua các hoạt động hội nghị phổ biến kiến thức, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã thông tin để đồng bào thấy được việc tích cực tham gia vào công tác bầu cử chính là quyền lợi của đồng bào. Đó là bầu ra được những người đại diện cho đồng bào để tham gia đề xuất, xây dựng chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách, nhất là chính sách liên quan tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là địa bàn còn nhiều khó khăn, hạn chế về giao thông, nhận thức của đồng bào chưa tương đồng với mặt bằng chung, cùng với rất nhiều phong tục, tập quán truyền thống. Nếu công tác tuyên truyền không tốt sẽ ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, không lựa chọn được các đại biểu ưu tú, xuất sắc nhất, trước hết là ảnh hưởng đến quyền lợi của đồng bào, và có thể ảnh hưởng đến cả quá trình bầu cử.
Ông: Điểu Toàn - Trưởng phòng Dân tộc huyện phát biểu tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cuộc bầu cử cho già làng, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số tại Hội trường UBND xã Thanh Bình
Các đại biểu là người DTTS tại điểm bầu cử thị xã Bình Long
nghe phổ biến các quy định trước khi diễn ra bầu cử (Ảnh: Bình Phước Online)
Có thể thấy, công tác tuyên truyền về bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là rất quan trọng và cần thiết, hoạt động tuyên truyền đã làm nổi bật mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; về tiêu chuẩn ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp; về quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân và trách nhiệm cử tri trong quá trình tham gia bầu cử. Cùng với đó, hoạt động thông tin, tuyên truyền đã tập trung về nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri, về tiểu sử và chương trình hành động của các ứng cử viên, đặc biệt ứng cử viên là người dân tộc thiểu số, ứng cử viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn.
Đại biểu Lý Trọng Nhân - Trưởng Ban Dân tộc, đại biểu dân tộc Khmer được cử tri tín nhiệm với kết quả cao.
Sơ lược lý lịch đại biểu Lý Trọng Nhân:
Lâm Á Rịa