Mức xử phạt hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông

Thứ năm - 26/11/2020 15:06 15143
Tai nạn giao thông là sự việc diễn ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông, việc gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường là hành vi vi phạm  pháp luật.
Thời gian quan, có nhiều trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý do mình gây ra. Họ lợi dụng vào sự mất cảnh giác, mất khả năng kiểm soát của người bị tai nạn hay các tuyến đường vắng, ít người tham gia giao thông để chạy trốn hoặc cố tình xóa đi các dấu vết trên phương tiện để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện.
Theo quy định tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị nghiêm cấm.
 Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được bộ và đường sắt, các hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là một trong những hành vi vi phạm phải chịu mức xử phạt như sau:
          Đối với người điều khiển xe ô tô nếu gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô nếu thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 6.000.000 đồng đên 8.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
Cùng với việc phải chịu hình phạt trên, thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù và người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự đối với người bị gây tai nạn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao như sau:
Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc UBND nơi gần nhất; bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.
 

Tác giả bài viết: Liễu Na

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây