Hiện nay, sự phát triển của Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước đang trong quá trình hoàn thiện giai đoạn 2 - Tương tác: Đó là sự tương tác giữa chính quyền và công dân (G2C) và với doanh nghiệp (G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Nhằm tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm phát biểu tại cuộc họp cải cách thủ tục hành chính, công nghệ thông tin, Chính quyền điện tử Bình Phước
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã đưa ra lộ trình triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước, sẽ được thực hiện các 3 giai đoạn như sau:
Từ năm 2018 - 2019: Xây dựng nền tảng CQĐT tỉnh Bình Phước; Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, Cổng giao tiếp dịch vụ công của tỉnh, các trang thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị nếu cần thiết để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Đầu tư mở rộng triển khai ứng dụng chữ ký số đến UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp Sở; tiếp tục nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm dữ liệu và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sẵn sàng kết nối phục vụ công tác quản lý Nhà nước; Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức các cấp; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT cho các cơ quan; xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo CNTT các cấp; Tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính công; Ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT, các chính sách ưu tiên, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT.
Từ năm 2019 - 2020, Xây dựng CQĐT tỉnh Bình Phước; Xây dựng Hệ thống/nền tảng kết nối quy mô địa phương (LGSP) và hệ thống Kho dữ liệu báo cáo, thống kê; Tiếp tục hoàn thiện các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Bình Phước; Mở rộng, phát triển các dịch vụ công trực tuyến từ mức 3 lên mức 4 cho các lĩnh vực thường xuyên có giao dịch; Kiểm tra, duy trì, nâng cấp mạng WAN đảm bảo băng thông kết nối, ổn định thông suốt giữa các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh phục vụ triển khai các hệ thống ứng dụng mới; Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT tại Trung tâm dữ liệu đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu triển khai các ứng dụng, cơ sở dữ liệu mới; Xây dựng các ứng dụng chuyên ngành ở mọi lĩnh vực cho các Sở, ban, ngành và các cơ quan hành chính cấp Huyện, cấp Xã; Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê tổng hợp cho chính quyền các cấp; Đào tạo công dân điện tử thí điểm thị xã/huyện khác trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2021: Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống ứng dụng báo cáo, tổng hợp động, hệ thống hỗ trợ ra quyết định; Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống/nền tảng kết nối quy mô địa phương (LGSP) đảm bảo các ứng dụng của tỉnh được triển khai hoàn toàn tuân thủ theo Kiến trúc SOA; đảm bảo khả năng chia sẻ tích hợp dữ liệu trọn vẹn với các ứng dụng chuyên ngành của tỉnh và các ứng dụng của ngành dọc; Xây dựng các hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý, giám sát hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là các hệ thống giám sát an ninh, đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng; Xây dựng Trung tâm hỗ trợ dịch vụ của tỉnh, các hệ thống hỗ trợ truy nhập của người dân vào hệ thống dịch vụ của cơ quan chính quyền; Nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; Kiểm tra, đánh giá, nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước; Triển khai rà soát, đánh giá các hoạt động đã thực hiện, tiếp túc xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo.
Việc xây dựng chính quyền điện tử phải gắn với xây dựng các trung tâm hành chính công, cải cách hành chính và dần tiến tới xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công hiện đại của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc triển khai các ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị nhà nước nhằm đảm bảo tính đồng bộ, liên thông và chia sẻ bốn cấp được thông suốt, thuận lợi và hiệu quả. Đồng thời xây dựng và quy hoạch thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, đảm bảo và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.