Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thứ ba - 03/12/2024 15:18

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung thuộc dự án 7 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBDTTS và MN, giai đoạn 2021-2030), tập trung vào chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chất lượng dân số.
Dân số Bình Phước hiện nay khoảng 1.062.333 người; số lượng DTTS: 207.154 người, với 41 dân tộc sinh sống trong đó 20% là đồng bào dân tộc thiểu số sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Vì vậy, Bình Phước là tỉnh có mặt bằng dân trí tương đối thấp, di dân tự do. Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn nghèo. Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Bình Phước luôn đề cao, chú trọng trong công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.
xxxxx
Hội nghị tập huấn về công tác Dân số năm 2024

Xác định khi đồng bào có kiến thức đầy đủ về dân số và phát triển, nhận thức được nâng lên, sẽ chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và con cái, thế hệ tương lai. Vì vậy, thời gian qua, Chi cục Dân số đã tích cực triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, bằng các hình thức đa dạng phong phú; chú trọng tuyên truyền, vận động trực tiếp tại từng hộ gia đình, nhằm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ DS-KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của ĐBDTTS, tăng cường thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số tại vùng miền núi, quan tâm hơn đến đối tượng là người DTTS, người có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi.
Trong giai đoạn đầu thực hiện dự án 7, Chi cục Dân số đã tổ chức 9 buổi hội thảo, hội nghị phổ biến chính sách pháp luật về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi với sự tham dự của 300 đại biểu; thực hiện hỗ trợ từ nguồn kinh phí đã được phân bổ để thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho khoảng 1.043 người cao tuổi. Đồng thời, tổ chức 7 buổi hội nghị chuyên đề, truyền thông vận động và tư vấn về khám sức khoẻ tiền hôn nhân với sự tham gia của gần 280 đại biểu tham dự tại các xã triển khai của dự án. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã tổ chức 3 lớp tập huấn tuyên truyền viên về tư vấn tiền hôn nhân cho 120 cán bộ y tế huyện, xã; 2 lớp tập huấn về kỹ thuật, kỹ năng truyền thông về tầm soát trước sinh và sơ sinh cho 70 cán bộ y tế dân số; 7 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho người cung cấp dịch vụ cho 202 cán bộ y tế thôn bản thuộc các xã triển khai đề án; 74 buổi thực hành dinh dưỡng kỹ thuật chế biến thức ăn cho 2.125 bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại các xã nằm trong dự án. Ngoài ra, tổ chức khám sức khoẻ tiền hôn nhân cho 38 đối tượng là thanh niên, nam, nữ chuẩn bị kết hôn và khám siêu âm, sàng lọc trước sinh cho 24 bà mẹ mang thai.
ds2

Hỗ trợ phụ cấp cho 15 cô đỡ thôn bản thuộc các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được đào tạo và đang trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các xã thuộc huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập chưa được hưởng mức phụ cấp nhân viên y tế thôn bản theo Quyết định 75/2009/QĐ - TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ; tại vùng ĐBDTTS và MN, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giảm đáng kể; người dân được tiếp cận với các dịch vụ đan số - KHHGĐ. Đặc biệt, phần lớn phụ nữ khi sinh con đã đến trạm y tế hoặc được cô đỡ thôn bản hỗ trợ, nên đã giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng ĐBDTTS khi sinh nở.
Những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân số vùng ĐBDTTS và MN thuộc dự án 7 là việc triển khai chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh còn gặp khó khăn do cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, một số cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn, cập nhật để thực hiện chương trình. Hiện nay, trong tỉnh không có đơn vị thực hiện dịch vụ khám, xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh, chi phí cao so với quy định của Bộ Y tế về giá dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế của cơ sở khám, chữa bệnh công lập, nên việc thực hiện xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh cho vị thành niên, thanh niên và các bà mẹ mang thai khó thực hiện.
 Việc triển khai Dự án 7, trong đó tập trung cho các hoạt động nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là hoạt động rất thuận lợi, là cú huých trong nâng cao chất lượng dân số cho người dân vùng này. Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận các dịch vụ cũng khó khăn hơn địa bàn khác. Vì vậy việc đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho đối tượng này là điều kiện thuận lợi để đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ với việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Từ việc người dân nâng cao nhận thức, có kiến thức đầy đủ về dân số, bà con tham gia các dịch vụ về nâng cao chất lượng dân số, chủ động tìm hiểu các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và thế hệ tương lai.                                                                          
                                   Nguyễn Thị Dịu
                                                                             Chi cục Dân số

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,202
  • Hôm nay119,563
  • Tháng hiện tại9,566,303
  • Tổng lượt truy cập493,429,741
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây